Viễn thị là gì? Cách khắc phục tật viễn thị
"Đôi mắt là ngọc, đôi tay là vàng". Đôi mắt là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nhưng “món quà vô giá” ấy cũng đã ít nhiều bị tổn thương trong quá trình lao động và sinh hoạt hàng ngày của con người. Có nhiều yếu tố tác động đến khiến cho đôi mắt bị tổn thương, làm suy giảm thị lực và gây nên những bệnh về mắt. Trong đó, viễn thị là một tật khúc xạ mà chúng ta cần lưu ý, xuất hiện nhiều từ tuổi 45 trở đi. Vậy viễn thị là gì? Cách khắc phục tật viễn thị như thế nào? Cùng Paris Miki theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất về tật viễn thị nhé!
1. Tật viễn thị là gì?
Các nghiên cứu thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc các tật khúc xạ đang tăng nhanh ở Việt Nam. Trong đó viễn thị là một bệnh về mắt khá phổ biến. Viễn thị không chỉ gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em vẫn có thể mắc viễn thị.
Vậy viễn thị là gì?
Viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là một trong những loại tật khúc xạ thường gặp ở mắt. Đó là khái niệm chỉ tình trạng khúc xạ của mắt xảy ra sự sai lệch. Đối với người bình thường, các tia sáng tới song song hội tụ tại một điểm trên võng mạc làm cho chúng ta nhìn rõ được mọi vật xung quanh.
Viễn thị là tình trạng khúc xạ của mắt xảy ra sự sai lệch ( ảnh internet)
Còn nếu bạn bị tật viễn thị, ảnh của sự vật lại thường tập trung ở phía sau võng mạc do thấu kính không thể điều chỉnh được đường truyền ánh sáng đi vào mắt, từ đó khiến cho sự vật trong tầm nhìn gần bị nhòe đi. Muốn nhìn rõ hơn, mắt của người bệnh phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc. Từ đó, người bị viễn thị nhìn hình ảnh của những sự vật ở xa lại rõ, sắc nét hơn, trong phạm vi gần những sự vật trở nên nhoè và mờ đi.
2. Nguyên nhân gây ra tật viễn thị là gì?
Thuỷ tinh thể được ví như một thấu kính tự nhiên của mắt, có khả năng thay đổi linh hoạt, kết hợp với một lớp cơ tròn bao quanh trợ giúp cho việc tạo hình ảnh. Nhiệm vụ giãn ra, co vào khi nhìn các vật ở trong tầm nhìn khác nhau do lớp cơ này thực hiện. Vì thế, nếu thuỷ tinh thể có độ đàn hồi tốt sẽ giúp cho ánh sáng được điều tiết truyền qua mắt sau đó hội tụ trên võng mạc một cách chính xác. Nhưng khi đến một độ tuổi nhất định (khoảng 45 tuổi) trở lên, cơ thể của con người bắt đầu lão hoá và đôi mắt của bạn cũng bị lão hoá theo. Mắt sẽ không còn thực hiện tốt nhiệm vụ của chúng như ban đầu. Từ đó sẽ xuất hiện tật viễn thị. Vậy nguyên nhân chính của tật viễn thị là gì?
Nguyên nhân gây ra tật viễn thị làm cho mắt có tình trạng suy yếu (ảnh internet)
Tật viễn thị có 3 nguyên nhân chính:
- Do bẩm sinh khi trục nhãn cầu mắt ngắn. Viễn thị có thể di truyền trong gia đình. Yếu tố di truyền có vai trò khá quan trọng vì bạn sẽ dễ bị viễn thị hơn nếu cha mẹ của bạn cũng bị viễn thị.
- Trong quá trình sinh hoạt, việc bạn không giữ đúng khoảng cách nhìn, thường xuyên nhìn xa cũng sẽ khiến cho thể thủy tinh luôn phải đàn hồi , lâu dần tính đàn hồi giảm và mất dần khả năng điều tiết.
- Thể thủy tinh vốn đã bị lão hóa, mất tính đàn hồi, độ đàn hồi giảm sẽ làm mắt suy giảm thị lực, lâu dần sẽ dẫn đến tật viễn thị ở mắt.
Nếu muốn khắc phục tình trạng viễn thị cũng như bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của mình, bạn nên lựa chọn một chiếc kính uy tín, chất lượng tại Paris Miki cùng với nhiều kiểu dáng phong phú, màu sắc đa dạng để tô thêm vẻ hoàn hảo nhất cho đôi mắt của mình. Hãy nhấn vào link https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để có thể lựa chọn cho mình sản phẩm uy tín, chất lượng và bảo vệ đôi mắt một cách toàn diện nhất nhé!
3. Dấu hiệu nhận biết người bị viễn thị
Viễn thị có rất nhiều biểu hiện gây nên suy giảm thị lực ở mắt. Ban đầu, người bị viễn thị có biểu hiện mỏi mắt, cảm thấy việc nhìn gần khó khăn trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt. Vì thế, nhiều người cứ nghĩ rằng mắt của mình vẫn khoẻ, bình thường. Mắt viễn thị luôn có xu hướng quay vào trong, trông mắt rất “hoạt động”, thường cho ta cảm giác là đôi mắt rất tinh. Nhưng một thời gian sau, người bị tật viễn thị sẽ cảm thấy đau đầu, có cảm giác nặng ở trán, đau ở hai bên thái dương.
Bởi vì bị hạn chế bởi khả năng nhìn gần nên người bị tật viễn thị luôn muốn nhìn rõ hơn. Để nhìn rõ hơn thì họ lại vô tình khiến mắt phải cố gắng điều tiết kéo theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi, khiến cho mắt của người viễn thị có những nếp nhăn tạo nên một dạng kiểu hình riêng gọi là “bộ mặt viễn thị”. Thỉnh thoảng, người viễn thị sẽ thấy nhức đầu hoặc đau mắt, phải nheo mắt hoặc thường cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần. Nếu không chữa trị kịp thời, mắt sẽ bị giảm tuổi thọ nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mắt và cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết người bị viễn thị có biểu hiện mỏi mắt, cảm thấy việc nhìn gần khó khăn trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt (ảnh internet)
Để có thể dễ dàng nhận biết được bản thân mình có mắc phải tật viễn thị hay không, người bệnh có thể đọc sách báo, xem điện thoại…. Nếu là người có đôi mắt khỏe mạnh bình thường, đọc sách báo cách tầm mắt khoảng 20 - 30 cm thì có thể nhìn rõ chữ và dễ dàng đọc một cách nhanh chóng. Ngược lại, người bị viễn thị khi đọc sách, báo trong khoảng cách đó sẽ rất khó khăn, có cảm giác mỏi mắt, đau đầu, nhìn chữ bị nhoè đi, và phải cách mắt xa tới khoảng 60cm mới có thể nhìn rõ được. Một số trường hợp bị viễn thị có thể gây nên tình trạng bị lác mắt.
4. Tật viễn thị có các biến chứng gì?
Nếu như có những biểu hiện mà Paris Miki đã nêu trên nhưng bạn vẫn không đi điều trị kịp thời thì sẽ có thể gây nên những biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng sống, tầm nhìn hạn chế và không thể làm những điều mà bản thân thực sự thích.
Vậy viễn thị có thể gây nên những biến chứng gì?
Biến chứng thường gặp nhất của tật khúc xạ này là bị lé mắt và nhược thị. Ở trẻ em, khi viễn thị không điều trị có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày. Muốn nhìn rõ, trẻ phải nheo mắt lại hoặc căng mắt ra để có thể duy trì sự tập trung, dẫn đến mỏi mắt và nhức đầu. Trong thời gian dài không được khám và điều trị có thể dẫn đến biến chứng có nguy cơ tiến triển thành lé, thường lé vào trong (do mất cân bằng giữa điều tiết và quy tụ).
Biến chứng thường gặp nhất của viễn thị là bị lé mắt và nhược thị làm cho mắt xuất hiện tình trạng mất thị lực, mờ mắt, gây khó khăn cho quá trình làm việc, sinh hoạt (ảnh internet)
Những trẻ em viễn thị nặng, nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến nhược thị. Nhược thị sẽ làm cho thị lực không hồi phục ngay cả điều chỉnh kính. Khi đó, mắt không thấy được gì và cũng không điều trị được. Do đó nhược thị là 1 biến chứng nguy hiểm của viễn thị, trẻ cần được khám mắt sớm. Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, hay có các triệu chứng trở nặng như: mệt mỏi, mắt xuất hiện tình trạng mất thị lực, mờ mắt, gây khó khăn cho quá trình làm việc, sinh hoạt; mắt nhạy cảm với ánh sáng mạnh; xuất hiện những quầng sáng hoặc các đốm đen trong tầm nhìn, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xác định bệnh.
5. Biện pháp khắc phục viễn thị
Viễn thị trở nên biến chứng sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, việc chăm sóc mắt khi còn có thể là điều mà bạn luôn luôn ưu tiên để có một đôi mắt sáng, khỏe. Vậy để khắc phục tật viễn thị cần có biện pháp gì? Đơn giản nhất để khắc phục tật viễn thị đó chính là sử dụng kính (kính gọng, kính sát tròng mềm). Bên cạnh có tác dụng thẩm mỹ, kính sẽ có tác dụng giúp điểm hội tụ của các tia sáng đi vào mắt rơi đúng vào võng mạc, từ đó cải thiện được thị lực và người bệnh dễ dàng hơn trong việc nhìn mọi thứ khi ở gần. Ngoài ra, đeo kính áp tròng Ortho K cũng được các bác sĩ khuyên dùng bởi nó là biện pháp tốt nhất dành cho người viễn thị nếu muốn cải thiện thị lực của mình.
Phương pháp điều trị tật viễn thị an toàn, hiệu quả để mắt luôn giữ được thị lực tốt nhất có thể (ảnh internet)
Đây là phương pháp điều trị tật khúc xạ, trong đó có viễn thị an toàn, hiệu quả, người bệnh không cần phẫu thuật và có thể ngưng điều trị nếu không muốn điều trị tiếp tục. Sử dụng kính áp tròng Ortho K là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính tiếp xúc cứng vào ban đêm khi ngủ (từ 6 – 8 giờ) nhằm giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc, làm giảm độ cận. Khi thức dậy vào ban ngày, thị lực của người bệnh sẽ được cải thiện và hạn chế được sự phụ thuộc vào kính gọng, kính sát tròng mềm.
Để cải thiện tình trạng viễn thị của mình, người bệnh không nên làm việc ở phòng không đủ ánh sáng, ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại quá lâu, có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt, dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho mắt để mắt luôn giữ được thị lực tốt nhất có thể.
“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt bị tổn thương cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc của bạn, kèm theo đó là sức khoẻ của bạn cũng đi xuống đi rất nhiều. Với những nguồn thông tin về viễn thị cùng với cách khắc phục tật viễn thị mà Paris Miki đã chia sẻ với bạn từ bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn về tật viễn thị. Từ đó sẽ có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa tình trạng bị viễn thị để có đôi mắt luôn khỏe mạnh mỗi ngày.