Viêm bờ mi: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Viêm bờ mi là vấn đề sưng viêm ở khu vực phát triển lông mi và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt. Tất cả mọi người ở các độ tuổi đều có nguy cơ bị viêm bờ mi mắt dưới hay trên. Mặc dù vậy, một số thống kê cho thấy người trẻ tuổi có xu hướng hay gặp triệu chứng này cao hơn so với người cao tuổi.
Viêm bờ mi dưới tuy không nguy hiểm nhưng lại mang đến những cảm giác vô cùng khó chịu. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Paris Miki nhé!
1. Viêm bờ mi là gì?
Viêm bờ mi sẽ xảy ra khi mí mắt có hiện tượng viêm, chủ yếu tại các tuyến nhờn tại đây có hiện tượng bít tắc. Lúc này mắt của người bệnh sẽ bị kích thích, mí mắt sưng đỏ và ngứa ngáy nhiều làm người bệnh khó chịu. Chần chừ trong việc đi khám khiến tình trạng viêm kéo dài thành mãn tính sẽ gây khó khăn lớn trong công tác điều trị.
Viêm bờ mi gây sự khó chịu cho người mắc phải ( nguồn internet)
2. Nguyên nhân gây viêm bờ mi?
Có một số nguyên nhân chính có thể gây viêm bờ mi, bao gồm:
- Nhiễm trùng mí mắt do các loại vi khuẩn gây nên.
- Sự rối loạn chức năng tuyến Meibomius (MGD).
- Bị khô mắt.
- Nhiễm nấm mí ở mắt.
- Nhiễm ký sinh trùng (ve lông mi Demodex).
Viêm bờ mi và khô mắt thường hay xảy ra đồng thời, gây sự nhầm lẫn giữa khô mắt gây viêm bờ mi hay viêm bờ mi gây khô mắt.
Viêm bờ mi thường liên quan đến sự phát triển lên quá mức của vi khuẩn sống dọc theo rìa mí mắt và ở các gốc lông mi. Theo thời gian, những vi khuẩn này sinh sôi và tạo ra một cấu trúc được gọi là màng sinh học.
Lớp màng sinh học này sẽ trở thành một môi trường độc hại, giống như mảng bám hình thành trên răng của bạn. Ve ký sinh ở lông mi được gọi là Demodex để ăn màng sinh học đó, do đó việc dẫn đến sự phát triển quá mức của những con ve này làm cho vấn đề viêm mí mắt trở nên trầm trọng hơn.
Vi khuẩn trong màng sinh học mí mắt cũng sẽ tạo ra các chất gọi là ngoại độc tố gây viêm các tuyến tiết dầu ở mí mắt thường được gọi là tuyến meibomian. Điều này gây ra một tình trạng đó là rối loạn chức năng tuyến meibomius gây ra (và làm trầm trọng hơn) chứng khô mắt khó chịu.
Viêm bờ mi cũng thường liên quan đến những tình trạng ở da, chẳng hạn các bệnh như trứng cá đỏ ảnh hưởng mắt, bệnh chàm, gàu và bệnh vẩy nến. Và thường, viêm bờ mi và viêm kết mạc sẽ xảy ra cùng một lúc.
Trẻ em cũng thường mắc viêm bờ mi ( nguồn internet)
3. Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm bờ mi?
Chữa viêm bờ mi mắt có thể dùng các loại thuốc kháng sinh toàn thân hay tại chỗ tùy mức độ của bệnh
Vệ sinh mắt, mi mắt là cần thiết và nên thường xuyên : rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% và đắp gạc lên mắt, nên sử dụng gạc sạch, thấm với nước ấm và đắp lên mi mắt. Việc này sẽ giúp làm bong lớp gàu và những cặn bã bám quanh lông mi, hơn nữa sẽ làm loãng những chất tiết có dầu ở tuyến nhờn.
Tra thuốc kháng sinh :(dạng nước hay dạng mỡ),ngoài ra cần nhỏ thêm nước mắt nhân tạo để cải thiện tình trạng bị khô mắt
Cần nhỏ thêm nước mắt nhân tạo để hạn chế tình trạng viêm bờ mi ( nguồn internet)
Đeo kính bảo vệ mắt :
Đeo kính cho mắt giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của môi trường xung quanh, hạn chế được tình trạng viêm bờ mi. Phòng tránh tác động của bụi bẩn khi ra đường
Viêm bờ mi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày . Để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của viêm bờ mi thì những biện pháp phòng tránh là yếu tố quan trọng. Trong đó khi ra ngoài nắng chúng ta nên đeo kính râm nhằm hạn chế ảnh hưởng tới mắt. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào thì hãy tới https://www.paris-miki.vn/kinh-ram để lựa chọn cho mình những cặp kính râm phù hợp cho mình nhé!
4. Phòng ngừa viêm bờ mi hiệu quả
Phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ: rửa mặt và rửa tay sạch hàng ngày, không dùng tay bẩn dụi mắt và cắt ngắn móng tay…
Luôn dùng khăn mặt riêng rẽ. Chỉ nên sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh cá nhân.
Nếu bạn có thói quen trang điểm hàng ngày, cần phải vệ sinh sạch theo đúng các bước tẩy trang, đặc biệt là vệ sinh mắt để tránh việc vi khuẩn xâm nhập mi gây bệnh.
Thường xuyên đeo kính bảo vệ mắt khỏi khói bụi khi ra đường.
Viêm mi mắt rất dễ bị tái phát, đặc biệt là ở những người có ống tuyến nhỏ. Bệnh cũng thường dai dẳng gây sự khó chịu. Vì vậy giải pháp lâu dài vẫn là phải giữ vệ sinh sạch sẽ, giữ môi trường không ô nhiễm, tập thể dục thể thao ngoài trời, cần tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể…
Tăng cường các chất dinh dưỡng để bổ sung đề kháng cho cơ thể (nguồn internet)
Hy vọng bài viết của Paris Miki trên đây đã giúp các bạn nắm rõ về viêm bờ mi : Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu tình trạng bệnh không được thuyên giảm sau một khoảng thời gian, bạn nên đi khám bác sĩ nhãn khoa để được điều trị kịp thời phòng tránh các biến chứng xảy ra nhé!