Trẻ bị đeo "sai" kính - Hậu quả khôn lường!
(Các bậc phụ huynh cần lưu tâm để trẻ có thể được đeo kính phù hợp - Nguồn ảnh: Internet)
"Tôi đưa con trai đi cắt kính cận được mấy tuần về, thị lực của cháu vẫn chẳng cải thiện là bao! Mắt nhiều lúc mỏi mà lại còn nhức đầu nữa. Rõ ràng là ở cửa hàng kính, người ta đã đo cho con tôi cẩn thận bằng máy khúc xạ rồi mà!" - một phụ huynh than phiền.
Quý vị đã bao giờ được nghe những lời cảm thán đó từ bạn bè, người thân của mình hoặc thậm chí bản thân cũng đã từng có thắc mắc như vậy? Hãy cùng Paris Miki tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Trong bài viết kỳ trước, chúng tôi đã chia sẻ với quý vị về tầm quan trọng của một đôi mắt sáng khỏe đối với sự phát triển và tương lai của trẻ em.
Tuy nhiên, đôi khi vì nhiều lý do, các em có thể vẫn bị mắc một số tật khúc xạ (phổ biến nhất là cận thị). Lúc này, điều quan trọng nhất đó là cha mẹ cần tìm một địa chỉ uy tín để các bác sĩ kiểm tra chính xác các vấn đề thị lực của con cũng như lựa chọn một chiếc kính tốt, phù hợp để tình trạng của mắt không tiến triển theo hướng tiêu cực.
Theo một thống kê của Bệnh viện Mắt trung ương, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 0-15 mắc các tật khúc xạ. Nghiêm trọng hơn, do đeo kính sai số nên thị lực của các em không được cải thiện mà ngược lại, nhiều hậu quả khôn lường đã xảy ra.
ThS.BS Đặng Thị Như Quỳnh (Phó giám đốc phụ trách chuyên môn một bệnh viện mắt tại Hà Nội) cho biết: "Có những trẻ đi khám cắt kính, bị cận độ 2 tuy nhiên khi đến với chúng tôi thì kết quả lại ngược lại. Trẻ được kiểm tra bằng các phương pháp soi đồng tử, tra thuốc liệt điều tiết thì hóa ra các cháu bị viễn thị chứ không phải cận thị".
Bác sĩ Như Quỳnh cũng chia sẻ thêm, tình trạng đeo kính cận chuyển sang viễn thị khá phổ biển vì trẻ em có khả năng điều tiết lớn. Hiện tượng này rất dễ xảy ra nếu quy trình khám ngắn và các em không được tra liệt điều tiết để kiểm tra số kính chính xác.
“Đây cũng chính là lý do để khám và ra đơn kính cho một cháu khám tật khúc xạ mất rất nhiều thời gian. Sau khi khám, kiểm tra khúc xạ, trẻ sẽ được tra thuốc liệt điều tiết, và đợi trong khoảng 45 phút sau đó trẻ được kiểm tra lại. Nếu kết quả trước và sau tra thuốc liệt điều tiết khác nhau nhiều thì trẻ sẽ được kê thuốc về nhà tiếp tục nhỏ, 1 tuần sau đi khám lại. Ngược lại nếu không khác nhau nhiều, thì ngày hôm sau trẻ có thể được cắt kính để đeo"- BS Như Quỳnh thông tin.
Hiện nay, một số phụ huynh do quá bận rộn hoặc chưa tìm hiểu cẩn thận nên thường cho con đến các cửa hàng kính thuốc để đo mắt và tìm mua kính. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn mà ví dụ trên chỉ là một trong số đó.
Các bậc cha mẹ nên lưu ý vấn đề này và theo dõi thị lực của em mình thường xuyên bởi việc đeo sai kính trong thời gian ngắn cũng gây ra tình trạng mỏi mắt, thiếu tập trung, thậm chí buồn nôn, nhức đầu...gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hằng ngày cũng như kết quả học tập của các con. Trong trường hợp phải đeo kính không phù hợp trong thời gian dài, trẻ còn phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng hơn như nhược thị hoặc mất thị lực.
Do đó, theo các chuyên gia nhãn khoa, nếu đơn thuần chỉ dựa trên kết quả máy đo khúc xạ tại các cửa hàng kính mà không được đánh giá, thăm khám theo quy trình chuẩn xác từ bác sĩ thì tình trạng đeo kính sai số rất dễ xảy ra.
Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như hay phải nheo mắt, chảy nước mắt khi nhìn, khó chịu về thị giác, khi đọc phải để sách quá gần hoặc quá xa...quý vị cần đưa các con tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời. Ngoài ra, trẻ em nên được đi khám định kỳ 3 đến 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng thị lực và có sự điều chỉnh phù hợp.
Quý vị hoàn toàn có thể tin tưởng đến với Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản để các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm kiểm tra thị lực cho các con. Sau khi đã có được những thông tin chính xác từ bác sĩ, quý vị vui lòng mang kết quả xuống cửa hàng Kính mắt Nhật Bản Paris Miki tại tầng 1 của bệnh viện để được tư vấn và cắt kính phù hợp.
- Tài liệu tham khảo: suckhoedoisong.vn, hanoimoi.com.vn