Trẻ Bị Cận Thị Và Những Điều Cần Lưu Ý Trong Việc Điều Trị, Phòng Ngừa
Cận thị ở trẻ là một vấn đề về thị lực được hiểu một cách đơn giản là không thể nhìn rõ bất kỳ thứ gì ở xa. Điều đáng quan tâm là trong những năm vừa qua số lượng trẻ em bị cận đang ngày càng gia tăng. Thậm chí còn có những trẻ được chẩn đoán cận thị khi chỉ mới khoảng hơn 3 tuổi. Nếu trẻ bị cận thị quá sớm và tiếp tục tăng độ cận theo thời gian có thể gây ra các vấn đề về thị lực cực kỳ nghiêm trọng về sau. Để nhận biết sớm các dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em và giúp các bé thuận lợi hơn trong việc điều trị, kiểm soát ngay từ ban đầu là vấn đề quan trọng. Sau đây là bài viết trẻ bị cận thị những điều cần lưu ý mà Paris Miki muốn gửi tới các bạn tham khảo về vấn đề này ở trẻ, từ đó có những biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.
1. Cận thị ở trẻ em là gì?
Cận thị ở trẻ em tật khúc xạ ở mắt khiến trẻ khi không may mắc phải chỉ nhìn rõ các vật ở cự li gần như đọc sách, xem điện thoại,... càng ra xa thì các đối tượng trước mắt sẽ càng trở nên mờ dần đi. Nguyên nhân là do hình ảnh quan sát được thay vì hội tụ trên võng mạc thì chúng lại hội tụ ngay trước võng mạc. Chính vì thế khi muốn nhìn xa người bị cận thị thường phải nheo mắt mới có thể nhìn được rõ hơn.
Cận thị đem lại rất nhiều hệ luỵ xấu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, làm cản trở các hoạt động, gây cảm giác khó chịu cho bé. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm và để ý các biểu hiện của con em mình để kịp thời trong việc điều trị, không cho tình trạng này càng xấu hơn nữa.
Cận thị ở trẻ em tật khúc xạ ở mắt thường gặp ở trẻ hiện nay
2. Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị cận thị
Bố mẹ cần phải lưu ý khi phát hiện con mình có một trong những biểu hiện dưới đây, rất có thể trẻ đã bị cận thị:
Trẻ thường xuyên xem tivi hay đọc sách ở khoảng cách gần : Nếu bố mẹ nhận thấy thời gian gần đây trẻ thường xem tivi với khoảng cách quá gần hay phải cúi sát mỗi khi đọc sách, học bài, thì đó chính là một trong những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị cận thị.
Trẻ thường xuyên hay dụi mắt:
Bố mẹ khi tập trung quan sát sẽ thấy trẻ thường giơ tay lên dụi mắt mỗi khi quan sát tập trung lâu vào vật gì đó hoặc lúc đang vui chơi, bố mẹ cần nghĩ tới việc con mình đang có vấn đề gặp phải về thị lực.
Khi đọc trẻ bị lạc chỗ hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt khi đọc: Những khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để chỉ theo các từ cần phải đọc. Thông thường chỉ sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung tốt hơn và không bị lạc khỏi chỗ cần phải đọc. Nếu sau khi đọc được một lúc mà bé vẫn phải dùng ngón tay lần theo chữ, hãy yêu cầu con thử đọc to không cần phải chỉ tay. Nếu trẻ không thực hiện được yêu cầu này, ba mẹ nên đưa bé đi kiểm tra thị lực tại các bệnh viện và các cơ sở y tế chuyên khoa mắt.
Trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng hay bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường:
Trẻ có dấu hiệu cực kỳ nhạy cảm với các loại ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn ngay trong nhà. Bạn thấy trẻ luôn sợ sệt ánh sáng, nheo mắt lâu hay phải lấy tay che mắt khi có ánh sáng hoặc những khi trẻ cảm thấy đau đầu, buồn nôn. Biểu hiện trẻ hay nhạy cảm với ánh sáng có thể là dấu hiệu thường gặp của bệnh lý về mắt, trong đó có vấn đề cận thị.
Trẻ hay nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi:
Khi trẻ luôn nhắm một bên của mắt, bố mẹ cần lưu ý vì đó có thể là một dấu hiệu của tật khúc xạ hoặc có một vấn đề xảy ra đối với thị lực, nên ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ của hai mắt. Đó có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh rối loạn quy tụ thị lực ở trẻ.
Trẻ thường nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi
Trẻ thường nheo mắt hoặc phải nghiêng đầu để quan sát bảng được rõ hơn:
Giáo viên và phụ huynh cần phải kết hợp để theo dõi và phát hiện sớm những trẻ thường hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu mỗi khi tập trung quan sát các bài giảng trên bảng. Khi nhận thấy học sinh gặp những biểu hiện bất thường đó, giáo viên hãy báo ngay với phụ huynh để đưa trẻ đi khám kiểm tra thị lực và nên chuyển trẻ ngồi ở vị trí khác đến gần bảng để thuận lợi hơn.
Kết quả học tập của trẻ sẽ giảm sút:
Trẻ thường dấu mà không chia sẻ với cha mẹ về việc mình không nhìn rõ chữ trên bảng. Khi thấy kết quả học tập của con giảm sút bất thường vì những nguyên nhân không rõ lý do, cần phải đưa bé đi kiểm tra thị lực ngay. Trong một số trường hợp, chỉ sau khi đeo kính cận thị, kết quả học tập của con lại được cải thiện rõ rệt.
Đau mỏi mắt khi sử dụng máy vi tính
Trẻ thường xuyên sử dụng máy vi tính hay các thiết bị điện tử khác rất hay gặp tình trạng mỏi mắt. Hãy nhắc nhở bé thường xuyên cần nghỉ giải lao sau mỗi 20 phút để nhìn vào vật ở cách xa tối thiểu là 60m trong vòng 20 giây. Nếu bé vẫn kêu mỏi mắt thì cần phải đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
Một số biểu hiện thông thường khác
Trẻ em sẽ không hứng thú tham gia hoặc làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan tới vấn đề thị giác như là vẽ, tô màu, tập đọc. Ngoài ra trẻ không thể nhìn rõ những vật ở xa khoảng trên 1m. Trẻ thường phải chép bài thông qua bạn ngồi bên cạnh do không nhìn rõ các chữ trên bảng. Trẻ thường hay bị nhức đầu hoặc chảy nước mắt do tình trạng mỏi mắt.
Trẻ thường hay bị nhức đầu hoặc chảy nước mắt do tình trạng mỏi mắt khi đọc sách
3. Các biện pháp kiểm soát cận thị ở trẻ em
Khi phát hiện trẻ bị cận thị cần phải có biện pháp trong việc kiểm soát, cải thiện đến tầm nhìn cho trẻ, tránh tình trạng để lâu sẽ khiến mắt bị nhược thị. Một số biện pháp kiểm soát phổ biến dành cho trẻ như sau:
Đeo kính gọng:
Đây là biện pháp điều chỉnh thị lực rất phổ biến và ít có tác dụng phụ như các phương pháp thông thường khác.
Thực tế rằng cận thị ở trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực, sinh hoạt và học tập , gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày cho các em. Để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng cận thị thì những biện pháp phòng tránh là yếu tố quan trọng. Trong đó những lúc vui chơi, học tập hay di chuyển trên đường thì các bé nên đeo kính nhằm hạn chế ảnh hưởng tới mắt. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào thì hãy đưa bé tới Paris Miki để lựa chọn cho mình những cặp kính râm phù hợp cho mình nhé!
Đeo kính áp tròng đa tiêu cự:
Kính áp tròng với các vùng tiêu cự khác nhau. Trung tâm của thấu kính hay thường được gọi là hồng tâm giúp điều chỉnh tầm nhìn xa rõ nét hơn. Tuy nhiên, mặt hạn chế của loại kính này đó là vệ sinh mắt phải kỹ càng, vì dễ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.
Kính Ortho-K (Orthokeratology):
Đây là một loại kính áp tròng mà trẻ sử dụng bằng cách đeo qua đêm để điều chỉnh tầm nhìn xa bị mờ vào ban ngày. Còn hay được gọi là Ortho-K, thấu kính có tác dụng làm phẳng giác mạc của trẻ khi ngủ. Ngày hôm sau khi mà ánh sáng đi qua giác mạc đã được định hình lại rơi chính xác vào võng mạc, làm cho hình ảnh ở xa hiển thị một cách rõ ràng hơn. Nhược điểm của loại kính này đó là chỉ cải thiện thị lực trong thời gian ngắn. Khi ngừng việc đeo kính, giác mạc sẽ từ từ trở lại hình dạng như ban đầu và cận thị quay trở lại, ngoài ra còn có nguy cơ gây nhiễm trùng và khó lắp hơn so với kính áp tròng thông thường, cần phải đi tái khám thường xuyên.
Atropine:
Là chất thuốc chống cận thị tại chỗ có tác dụng chủ yếu trong việc làm chậm sự tiến triển của cận thị ở trẻ em. Phương pháp điều trị này đã được sử dụng một cách rộng rãi ở châu Á và ngày càng được sử dụng trên thế giới. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc này là có cảm giác cay mắt, rát mắt, mờ và hay nhạy cảm với ánh sáng. Nồng độ thuốc ít hơn có thể làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ. Tuy nhiên có thể thấy rằng hiệu quả lâu dài chưa được đánh giá rõ ràng.
Huấn luyện cho thị giác:
Các bài tập thể dục cho mắt giúp làm khắc phục và thậm chí tránh được một số rối loạn về thị giác. Nên hướng dẫn trẻ các bài tập đơn giản nhất như: chuyển động cho mắt nhìn xa, nhìn gần, chuyển động mắt qua phải rồi qua trái.
Điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp phẫu thuật:
Phương pháp này làm thay đổi độ cong của giác mạc để điều chỉnh ánh sáng hội tụ đúng võng mạc. Tuy nhiên, phương pháp này áp dụng cho trẻ từ 18 tuổi trở lên và độ cận phải ở mức ổn định, chi phí phẫu thuật ở mức khá cao. Vẫn có khả năng tái cận trở lại nếu không có phương pháp để chăm sóc mắt tốt.
Đeo kính gọng là biện pháp điều chỉnh thị lực rất phổ biến và ít có tác dụng phụ
4. Những điều cần lưu ý khi trẻ bị cận thị:
Cận thị ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt và cuộc sống của trẻ. Vì vậy, khi trẻ bị cận thị, cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Đeo kính đúng số
Việc đeo kính giúp trẻ có được thị lực duy trì tốt nhất, giúp phát triển thị giác hai mắt một cách hoàn thiện và giúp cho trẻ hòa nhập vào thế giới năng động và có nhiều màu sắc của chúng.
Cần hiểu rằng trên 80% thông tin của cuộc sống này là do chức năng thị giác mang lại. Đeo kính sẽ giúp mắt nhìn xa trông rõ hơn, nhìn gần ở khoảng cách bình thường và sẽ giảm dần thói quen nhìn sát vào sách vở, đồ dùng học tập của các bé, do đó có tác dụng trong việc hạn chế được tốc độ tăng số của mắt cận thị. Đeo kính thường xuyên là biện pháp tốt nhất, đặc biệt khi học hành và xem tivi.
Trẻ cần học và vui chơi khoa học
Cần bố trí hợp lý giữa thời gian trẻ học hành, xem sách báo với thời gian hoạt động ở ngoài trời. Cần tập thói quen khi nhìn xa, tập nhìn xa 15 đến 30 phút/ngày.
Giờ ra chơi nên chơi ở nơi thoáng rộng, sạch sẽ. Học hành 40 đến 45 phút nên cho mắt nghỉ ngơi tầm 5 đến 10 phút. Thường xuyên mát-xa quanh mắt để thư giãn việc điều tiết cho mắt.
Cần cho trẻ thường xuyên rèn luyện mắt khi vui chơi, học tập
Cách xem TV và điều chỉnh ánh sáng
Cha mẹ cần phải lưu ý khi cho trẻ xem TV hay điều chỉnh ánh sáng cho trẻ. Theo bác sĩ nên cho trẻ xem ti vi ở khoảng cách tối thiểu 2m.
Màn hình máy tính cần cách mắt ít nhất 50cm và điều chỉnh độ phản sáng thấp nhất (glare). Ánh sáng phòng cần được đảm bảo đủ tiêu chuẩn để đảm bảo việc đọc sách, dùng máy tính hoặc xem tivi của trẻ thuận lợi nhưng không được gây quá chói.
Khuyến khích trẻ cần phải nghỉ ngơi cho mắt sau khi đọc sách hoặc xem tivi sau từ mỗi 30 cho đến 40 phút, nhìn xa ra ngoài khu vực cửa sổ và có thể tập những bài thư giãn mắt.
Chế độ dinh dưỡng cho mắt
Ngoài việc đề ra cho đôi mắt một chế độ làm việc hoa học, nghỉ ngơi hợp lý,... thì việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt cũng là một điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua.
- Vitamin A: Vitamin A là một trong những loại vitamin quan trọng đối với mắt, đặc biệt là mắt cận thị. Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ chủ yếu như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ hay cà rốt,...
- Kẽm: Kẽm có nhiều trong các loại thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng,...
- Beta carotene: Beta carotene có nhiều trong các loại như rau, củ, quả có màu vàng, cam hay xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang, đỗ leo… Beta carotene được hấp thu tại ruột non, vì thế khi chế biến nên kết hợp chúng với các loại dầu, mỡ đặc trưng để quá trình hấp thụ tốt hơn.
- Crom: Crom có rất nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nấm hoặc nước ép táo nho,…
- Selen: Selen có nhiều trong các loại động vật như cá, tôm, cua, ốc hay các loại hạt,…
- Các loại vitamin B: Để bổ sung hiệu quả vitamin B1, B2 và niacin, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chủ yếu như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu đậm, sữa hay trứng,…
Cho trẻ bổ sung Vitamin A tốt cho sức khỏe và phòng ngừa cân thị cho mắt
Chế độ thăm khám định kỳ
Nên theo dõi thường xuyên, định kỳ để điều chỉnh kính cho phù hợp nhất với mức độ cận thị. Trong các trường hợp cận thị nặng thưởng có thoái hóa võng mạc, theo dõi các tổn thương thoái hóa ở đáy mắt rất quan trọng để có can thiệp kịp thời như điều chỉnh chế độ học tập của trẻ, điều trị laser đáy mắt…
Trên đây là một số thông tin về cận thị ở trẻ em mà Paris Miki muốn gửi tới các bạn. Có thể thấy rằng vấn đề cận thị ở trẻ em hoàn toàn có thể diễn tiến nặng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thị lực nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi trẻ bị cận thị thì các bậc phụ huynh nên cho con đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để mang lại hiệu quả cao nhất.