Theo dõi và chăm sóc mắt sau mổ Glomcom
Glôcôm là bệnh mắt khá phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Bệnh rất nguy hiểm bởi nếu không chữa trị kịp thời thì nguy cơ gây mù lòa là rất lớn. Bệnh nhân glocom sau phẫu thuật cần được theo dõi chặt chẽ và phải tuân thủ các điều kiện vệ sinh, tái khám để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sau đây hãy cùng Paris Miki tìm hiểu về vấn đề theo dõi và chăm sóc sau mổ Glôcôm.
1. Khái niệm về bệnh Glôcôm
Bệnh Glocom (dân gian hay thường gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước) được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thị thần kinh và gây tổn hại thị trường đặc hiệu. Glocom là một căn bệnh nguy hiểm ra gây mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn.
Glocom là một căn bệnh nguy hiểm ra gây mất thị lực nên cần được điều trị kịp thời ( Nguồn internet)
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của y học, người dân cũng ý thức được nhiều hơn về việc thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, người mắc glôcôm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ tránh được tình trạng mù lòa.
Bệnh nhân glôcôm có thể được điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật hoặc điều trị phối hợp cả hai phương pháp trên. Do bệnh tiến triển âm thầm nên ở Việt Nam hầu hết bệnh nhân đến khám với hình thái và giai đoạn bệnh mà cần phải can thiệp phẫu thuật mới có thể cứu chữa được.
Nguyên nhân, cơ chế của bệnh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên có thể phòng tránh được mù lòa do glôcôm bằng cách phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật và luôn được theo dõi thường xuyên, tái khám định kỳ.
Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời Glocom là rất cần thiết (Nguồn internet)
2. Phương pháp điều trị
Bệnh glôcôm là một cấp cứu nhãn khoa. Người bệnh phải được điều trị ngay sau khi chẩn đoán bệnh bằng tra mắt và uống thuốc hạ nhãn áp. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều thuốc hạ nhãn áp với những cơ chế tác động khác nhau: pilocarpine 1%, 2%, timolol 0,25%,0,5%, betoptic S, alphagan P, travatan 0,004%, lumigan, azopt, acetazolamide, glixerol và manitol… Các thuốc này phải được sử dụng theo chỉ định, dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa.
Glôcôm góc đóng thường được chỉ định điều trị phẫu thuật sau khi được điều trị cấp cứu bằng thuốc. Mắt chưa bị lên cơn glôcôm cũng cần phải được điều trị dự phòng bằng laze hoặc phẫu thuật.
Glôcôm góc mở cần can thiệp phẫu thuật khi điều trị thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, tuỳ thuộc điều kiện thực tế của người bệnh mà chỉ định điều trị phẫu thuật sớm nếu người bệnh không có điều kiện kinh tế để mua thuốc hoặc không có điều kiện để đi lại thăm khám, kiểm tra, theo dõi định kỳ.
Bệnh glôcôm không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Mục đích điều trị glôcôm là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh của thị giác. Trong nhiều trường hợp, glôcôm tuy đã được phát hiện và điều trị, song người bệnh cho rằng đã được chữa trị khỏi hẳn nên không đi khám và theo dõi tiếp. Hậu quả là bệnh vẫn âm ỉ tiếp tục tiến triển dẫn đến mất dần chức năng của thị giác. Bên cạnh đó ở rất nhiều người bệnh, mặc dù nhãn áp đã được điều chỉnh bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhưng vẫn tiếp tục bị tổn hại thực thể và chức năng vì mức nhãn áp “điều chỉnh” đó hoặc mức dao động nhãn áp trong ngày chưa an toàn cho thần kinh thị lực. Vì vậy, người bệnh glôcôm cần phải được chăm sóc và theo dõi thường xuyên và theo một quy trình chặt chẽ từ khi được phát hiện bệnh, được điều trị cho đến hết quãng đời còn lại nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng của thị giác.
So sánh mắt bình thường và mắt bị Glocom (Nguồn internet)
3. Khi nào phải can thiệp bằng phẫu thuật
Glocom góc đóng thường được chỉ định điều trị phẫu thuật sau khi đã được điều trị cấp cứu bằng thuốc. Mắt chưa bị lên cơn glocom cũng cần phải điều trị dự phòng bằng laze hoặc điều trị phẫu thuật.
Glocom góc mở cần phải can thiệp phẫu thuật khi điều trị thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam thì sẽ tùy thuộc điều kiện thực tế của người bệnh, cần chỉ định điều trị phẫu thuật sớm nếu người bệnh không có điều kiện kinh tế để mua thuốc hoặc không có điều kiện đi lại để thăm khám, kiểm tra và theo dõi định kỳ.
Bệnh glocom không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích điều trị glocom là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh của thị giác.
Trong nhiều trường hợp bệnh glocom tuy đã được phát hiện và điều trị, song người bệnh cho rằng đã được chữa trị khỏi hẳn nên không đi khám và theo dõi tiếp. Hậu quả là bệnh vẫn tiếp tục âm ỉ tiến triển dẫn đến mất dần chức năng của thị giác.
Bên cạnh đó, trên rất nhiều người bệnh, mặc dù nhãn áp đã được điều chỉnh bằng thuốc hoặc với phẫu thuật nhưng vẫn tiếp tục bị tổn hại thực thể và chức năng vì mức nhãn áp “điều chỉnh” đó hoặc mức dao động nhãn áp trong ngày chưa an toàn cho thị giác thần kinh.
Vì vậy, người bệnh glocom cần phải được chăm sóc và theo dõi thường xuyên, theo một quy trình chặt chẽ từ khi được phát hiện bệnh, được điều trị cho đến hết quãng đời còn lại nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa về tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.
Cần phải được khám và theo dõi thường xuyên trong điều trị Glocom (Nguồn internet)
4. Chăm sóc mắt sau phẫu thuật điều trị glôcôm
4.1 Chăm sóc sau khi mổ :
Ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tra thuốc đúng cách và đúng thời gian đã quy định. Khoảng thời gian giữa các lần tra thuốc phải tương đối đều nhau và chia theo các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
Các loại thuốc khác nhau phải tra cách nhau tối thiểu khoảng 10 phút để tránh các phản ứng chéo có thể xảy ra. Cách tra tốt nhất là kéo nhẹ mi dưới xuống và nhỏ vào cùng đồ dưới.
Bệnh nhân hãy giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không đưa tay bẩn lên xoa mặt, đặc biệt là không để tay bẩn vào mắt, tránh va chạm mạnh vào mắt như vắt tay lên trán, nằm sấp, vận động mạnh…Bệnh nhân cùng nên có tâm lý thoải mái và tránh lo lắng thái quá về bệnh tật sẽ gây căng thẳng thần kinh.
Những ngày đầu sau khi mổ, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống phải đảm bảo dinh dưỡng, không cần ăn kiêng nhưng nên tránh dùng các chất kích thích (như rượu, bia, cà phê…). Các gia vị có thể khiến ngon miệng hơn nhưng dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu cũng không nên dùng.
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống phải đảm bảo sau khi mổ Glocom (Nguồn internet)
4.2 Sau khi ra viện
Bệnh nhân vẫn phải giữ vệ sinh vùng mắt, tránh hoạt động, vận động nặng cho đến khi được phép. Bệnh nhân phải không để mắt bị bụi hay nước dính vào, thường xuyên đeo kính bảo hộ mắt, nhỏ thuốc mắt rồi uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng thời gian đã quy định.
Do sau mổ có thể sẽ gặp một số vấn đề biến chứng như: xuất huyết tiền phòng, dò mép mổ, bong hắc mạc, phản ứng viêm màng bồ đào và nặng nề nhất là bị glôcôm ác tính, nhiễm khuẩn gây viêm mủ nội nhãn….
Vì thế trong những tuần đầu sau mổ, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, đặc biệt khi thấy mắt có biểu hiện nhìn mờ hoặc đau nhức thì cần phải đến khám ngay.
Bệnh Cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (Nguồn internet)
Mục đích trong vấn đề điều trị glôcôm là bảo tồn chức năng thị giác cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải là bệnh nhân đã hoàn toàn được chữa khỏi sau phẫu thuật mà vẫn có rất nhiều trường hợp, sau nhiều năm, bệnh vẫn tiến triển dẫn tới tình trạng mù lòa mặc dù đã được phẫu thuật nhiều lần.
Bệnh nhân glôcôm đến khám sẽ được đánh giá lại chức năng của thị giác bao gồm thị lực, thị trường, nhãn áp và các tổn thương thực thể, trong đó quan trọng nhất là đầu dây thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh quanh gai thị để có những phương án kịp thời.
Ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm cận lâm sàng như đo thị trường, chụp ảnh đáy mắt, chụp cắt lớp võng mạc… Những kết quả đánh giá được lưu lại để tiện theo dõi ở những lần khám về sau.
Sau mổ Glocom sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày . Để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng sau mổ Glocom khi ra viện thì biện pháp đeo kính bảo hộ mắt là rất cần thiết. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào thì hãy tới https://www.paris-miki.vn/kinh-ram để lựa chọn cho mình những cặp kính phù hợp cho mình nhé!
5. Chế độ theo dõi định kỳ trong điều trị bệnh glôcôm
Tuỳ theo từng trường hợp để có mức độ điều chỉnh nhãn áp, có sự tiến triển của bệnh nặng hay nhẹ và đặc biệt những bệnh nhân có bệnh toàn thân phối hợp như tiểu đường, tim mạch mà đến khám sớm hay muộn hoặc thường xuyên hay không.
Những trường hợp không có tổn hại tiến triển của bệnh, nhãn áp điều chỉnh ( nhãn áp < 21mmHg) thì chỉ cần khám lại từ 3 đến 6 tháng một lần.
Những trường hợp có nhãn áp tăng cao thì cần phải hạ nhãn áp ngay bằng mọi cách, có thể bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Những trường hợp có nhãn áp hay thay đổi thất thường, đặc biệt đã có tổn hại tiến triển của bệnh thì cần phải có chế độ theo dõi thường xuyên, có thể phải nhập viện để theo dõi nhãn áp, cần thiết sẽ phải mổ lại.
Nếu qua nhiều lần đo, nhãn áp luôn ở mức điều chỉnh nhưng chức năng thị giác vẫn bị giảm sút thì cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số nhãn áp như độ dày giác mạc trung tâm và chiều dài trục nhãn cầu….
Hoặc mức nhãn áp đó chưa ở mức an toàn với bệnh nhân, cần thiết có thể phải hạ nhãn áp xuống thấp hơn. Một nguyên nhân nữa có thể là ảnh hưởng của một số bệnh toàn thân như đã đề cập ở trên nên bệnh nhân cần phải khám để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh toàn thân liên quan.
Những trường hợp có nhãn áp tăng cao thì cần phải hạ nhãn áp ngay bằng mọi cách (Nguồn internet)
Trên đây là những lưu ý, quá trình theo dõi và chăm sóc mắt sau mổ Glomco mà Paris Miki chia sẻ tới các bạn. Hy vọng thông qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa với những vấn đề về mắt. Hãy luôn theo dõi và đồng hành với Paris Miki nhé!