Tật Khúc Xạ Ở Trẻ Em Là Gì? Một Số Tật Khúc Xạ Thường Gặp Ở Trẻ Và Những Cách Phòng Ngừa
Tật khúc xạ ở trẻ em là một rối loạn mắt khá phổ biến hiện nay, thường xảy ra khi mắt không thể tập trung nhìn rõ các sự vật. Tật khúc xạ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như suy giảm khả năng lao động và sinh hoạt bình thường, ảnh hưởng đến sự phát triển và tâm lý của trẻ. Sau đây mời các bạn hãy cùng Paris Miki tìm hiểu về một số vấn đề về tật khúc xạ ở trẻ em để có những phương pháp điều trị hiệu quả về những vấn đề này!
1. Khái niệm về tật khúc xạ ở trẻ là gì?
Chức năng của thị giác về cơ bản là giúp cho chúng ta nhìn rõ được mọi vật ở xung quanh. Đối với mắt của trẻ em khi bình thường, hình ảnh của vật đi vào nhãn cầu hội tụ trên võng mạc bởi giác mạc và thủy tinh thể tạo hình ảnh một cách sắc nét được truyền về vỏ não giúp chúng ta nhìn sự vật rõ hơn. Ngược lại, nếu hình ảnh của các vật không rơi đúng vào võng mạc, khiến mắt không có khả năng hội tụ chính xác những tia sáng đi vào mắt thì gọi là mắt trẻ có tật khúc xạ.
Trẻ em gặp nhiều các vấn đề về khúc xạ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như học tập
2. Một số tật khúc xạ thường hay gặp nhất ở trẻ
Trên thực tế hiện nay, trẻ nhỏ là đối tượng thường hay bị tật khúc xạ, bởi vì thị lực chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Nếu không được quan tâm và chăm sóc cẩn thận, thị lực của bé sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, gây ra ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe đôi mắt, khó có thể điều trị trở lại trạng thái như lúc ban đầu.
2.1. Cận thị
Một trong những tật khúc xạ ở trẻ em mà mọi người thường gặp đó là cận thị, lúc này bé nhìn các hình ảnh sẽ bị mờ hơn, phải nheo mắt hoặc đứng sát thì mới nhìn rõ sự vật. Đa phần trẻ bị cận thị trong giai đoạn từ 7 đến 10 tuổi, đây là thời điểm bé đã bắt đầu đi học và thường xuyên ngồi học không đúng tư thế. Đồng thời, trẻ sử dụng những thiết bị điện tử nhiều ở cự ly gần dẫn tới tật khúc xạ kể trên.
Khi bị cận thị, nếu trẻ không đeo kính để hỗ trợ mắt điều tiết, bé không thể nhìn rõ sự vật xung quanh. Đây là nguyên nhân khiến kết quả học tập bị suy giảm nghiêm trọng, đồng thời gây nguy hiểm cho trẻ và những người xung quanh khi tham gia giao thông hoặc trong những sinh hoạt hàng ngày,…
Cận thị là một vấn đề thường gặp nhất ở trẻ em hiện nay
2.2. Viễn thị
Nhắc tới các tật khúc xạ ở trẻ, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng viễn thị khiến khả năng nhìn gần của trẻ giảm rõ rệt. Nhìn chung, tật viễn thị ở trẻ không nhất thiết bắt buộc phải đeo kính, mắt của bé có khả năng tự điều tiết được. Tuy nhiên, khi mắc chứng viễn thị thì trẻ thường đối mặt với một số triệu chứng khác, ví dụ như hay đau nhức đầu, khó chịu mỗi khi nhìn xung quanh.
Trong trường hợp bị viễn thị nặng, trẻ cần được chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra, ví dụ như mắt bị lé,…
Bên cạnh đó, một số trường hợp mà trẻ còn phải đối mặt với tình trạng lệch khúc xạ hoặc loạn thị,… Cách giải quyết tốt nhất đó là đeo kính phù hợp để hỗ trợ mắt tự điều tiết. Từ giai đoạn 18 tuổi trở lên, người bị tật về mắt có thể điều trị bằng laser hoặc các phương pháp hiện đại khác để giải quyết một cách dứt điểm. Tuy nhiên, tật khúc xạ rất dễ bị tái phát nếu chúng ta không biết chăm sóc đôi mắt đúng cách, vì vậy các bạn cần phải thận trọng và thường xuyên theo dõi trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ hay đau nhức đầu, khó chịu khi gặp các vấn đề viễn thị
3. Những nguyên nhân gây ra tật khúc xạ ở trẻ
- Nguyên nhân phổ biến nhất là do khi trẻ nhìn quá gần khiến việc điều tiết của mắt gặp vấn đề.
- Thứ hai là không gian học tập, sinh hoạt của bé thiếu ánh sáng, khiến mắt bé thường xuyên phải điều tiết quá mức dẫn đến bị tật khúc xạ ở trẻ em.
- Thứ ba là sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại đều phát ra ánh sáng xanh. Đây là loại ánh sáng gần giống với những tia cực tím, việc tiếp xúc thường xuyên với loại ánh sáng này sẽ gây hại cho mắt theo độ tuổi.
- Thứ tư là do chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu đi các chất cần thiết như vitamin A, Omega 3...
- Nguyên nhân cuối cùng là do những yếu tố di truyền. Nếu trẻ đã có cha hoặc mẹ bị cận thì hoặc cả hai người đều bị thì tỷ lệ trẻ bị cận thị là tương đối cao.
Nơi học tập thiếu ánh sáng là một trong những nguyên nhân gây ra tật khúc xạ ở trẻ
Tật khúc xạ ở trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và học tập cũng như sinh hoạt của trẻ. Để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của lão hóa mắt thì những biện pháp phòng tránh là yếu tố quan trọng. Trong đó khi ra ngoài nắng trẻ nên đeo kính nhằm chống tia cực tím để hạn chế ảnh hưởng tới mắt. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào thì hãy tới https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để lựa chọn cho mình những cặp kính phù hợp cho mình nhé!
4. Điều trị tật khúc xạ một cách an toàn với trẻ em
Trước khi tiến hành điều trị tật khúc xạ ở trẻ em, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thị lực và khám mắt toàn diện để xác định các tật khúc xạ, và từ đó mới đưa ra các phương pháp điều trị cho phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị tật khúc xạ ở trẻ em rất phổ biến nhất hiện nay là đeo kính và phẫu thuật khúc xạ.
4.1 Điều trị tật khúc xạ ở trẻ bằng phương pháp đeo kính
Đối với trẻ khi mắc các tật khúc xạ cần phải đeo kính thường xuyên để giúp cho trẻ nhìn rõ hơn và tạo điều kiện cho sự phát triển hoàn thiện chức năng thị giác của mắt. Tật khúc xạ ở mắt của trẻ còn thay đổi và phát triển nên cần phải đưa trẻ đi khám thường xuyên theo định kỳ và thay đổi số kính đeo cho phù hợp với tình trạng khúc xạ ở mắt trẻ.
Đeo kính là biện pháp ở trẻ khi gặp các tật khúc xạ
4.2 Phẫu thuật trong điều trị các tật khúc xạ ở trẻ em
Phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay đó là phẫu thuật bằng laser excimer. Về bản chất, đây là môi trường bao gồm các phân tử argon - fluoride đang ở trạng thái kích hoạt. Do mang năng lượng cao với bước sóng 193nm, laser excimer có khả năng cao nhằm phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử và nguyên tử protein của tổ chức giác mạc để tạo ra những đường cắt phẳng, mịn và chính xác.
Hiện tại, 2 phẫu thuật chính được sử dụng trong điều trị tật khúc xạ ở trẻ em đó là bằng laser excimer là Photorefractive Keratectomy (PPK) và Laser in Situ Keratomileusis (LASIK). Cả hai phương pháp phẫu thuật trên đều có mục đích làm thay đổi độ cong của giác mạc, giúp trẻ nhìn được rõ hơn.
Phẫu thuật là biện pháp khá hữu hiệu trong điều trị tật khúc xạ ở trẻ
5. Cách phòng ngừa các tật khúc xạ ở trẻ em
- Nơi trẻ học cần phải đầy đủ ánh sáng và phải có sự phân bố và cường độ tốt, không gây ra lóa mắt. Ngoài sự chiếu sáng trong phòng nên có một ngọn đèn bàn đặt ở phía bên tay trái (nếu thuận tay phải và ngược lại).
- Điều chỉnh tư thế ngồi học cần đúng tư thế cho trẻ, ngồi thẳng lưng, phần thân và đầu cần giữ phải thẳng hai vai hơi mở ra phía sau, chân vuông góc với mặt sàn, cẳng tay nên vuông góc với mặt bàn, cổ tay luôn song song với mặt đất. Khoảng cách từ mắt đến bàn tối thiểu là khoảng 30 cm.
- Thiết kế bàn học phải phù hợp với chiều cao của trẻ, không để trẻ phải gù lưng hay phải ngồi nhướn gây ảnh hưởng đến mắt của trẻ.
- Không gian học tập và sinh hoạt cần hợp lý, nên hạn chế dùng ánh sáng nhân tạo, bàn học nên hướng ra phía cửa sổ.
- Khoảng cách để trẻ xem tivi tối thiểu là 4m, không nên cho trẻ xem tivi quá 2 tiếng một ngày, hạn chế tiếp xúc với những thiết bị điện tử.
- Không để mắt trẻ làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài, cứ khoảng ba mươi phút hoặc một giờ, nên cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn mắt.
- Cho trẻ thường xuyên tham gia nhiều hoạt động ngoài trời giúp cho mắt nhìn xa và thư giãn.
- Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa các tật khúc xạ ở trẻ em. Cha mẹ hãy bổ sung thường xuyên cho trẻ các dưỡng chất có lợi, bao gồm những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, Calcium…
- Kiểm tra thị lực thường xuyên (hàng năm) cho trẻ em khi bước vào độ tuổi đi học là việc làm cần thiết để phòng tránh những tật khúc xạ ở trẻ em.
Trẻ nên được thăm khám mắt thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh về tật khúc xạ
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tật khúc xạ ở trẻ em, hy vọng những thông tin mà Paris Miki cung cấp sẽ giúp bố mẹ nhận biết được dấu hiệu sớm của bệnh để có phương pháp chẩn đoán điều trị kịp thời. Nếu cần được hỗ trợ, bố mẹ vui lòng liên hệ trực tiếp đến Paris Miki để được tư vấn sớm nhất nhé.