Tật khúc xạ bẩm sinh, những điều phụ huynh cần lưu ý
Tật khúc xạ bẩm sinh là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của các bé. Vậy làm thế nào để biết có bị mắc bệnh này hay không? Mời các bạn hãy cùng Paris Miki tìm hiểu về vấn đề này của trẻ nhé!
1. Tật khúc xạ bẩm sinh là gì?
Tật khúc xạ là một hiện tượng bệnh lý về mắt khá phổ biến hiện nay xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Mắt ở trạng thái bình thường có hệ thống quang học đầy đủ bao gồm giác mạc, thể thủy tinh và dịch kính. Khi các tia sáng phản ánh hình ảnh của sự vật hội tụ lại trên võng mạc sẽ giúp ta nhìn mọi vật xung quanh một cách rõ nét nhất. Tuy nhiên, khi mắt bị tật khúc xạ, nghĩa là khúc xạ bị sai lệch thì tia sáng phản ảnh hình ảnh của sự vật hội tụ trước hoặc ở sau võng mạc làm hình ảnh mà ta nhìn thấy mờ và sẽ bị nhòe đi.
Theo điều tra của Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, ở nước ta tỷ lệ mắc tật khúc xạ ngày càng có xu hướng gia tăng, có khoảng gần 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc bệnh khúc xạ cần phải đeo kính. Đặc biệt, trẻ ở thành thị mắc tật khúc xạ có tỷ lệ rất cao chiếm tới khoảng 40% – 50%, trong khi tỷ lệ trẻ ở nông thôn bị tật khúc xạ chỉ chiếm khoảng chừng 15%.
Đây là bệnh lý khúc xạ về mắt có nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố bẩm sinh, di truyền khiến sức nhìn sẽ bị ảnh hưởng. Con cái có nguy cơ mắc cao nếu gia đình có bố mẹ đã bị tật khúc xạ.
Tật khúc xạ bẩm sinh khá phổ biến hiện nay ( Nguồn internet)
2. Triệu chứng của khúc xạ bẩm sinh là gì?
Tật khúc xạ khiến người bệnh nhìn sẽ không rõ, thường xuyên phải nheo mắt, co quắp mi để cố gắng tập trung nhìn vào các sự vật, nhìn ánh sáng chói hoặc quầng sáng xung quanh ánh đèn sẽ gây nhức mắt, đau đầu, khó tập trung khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính. Hệ quả dễ nhận thấy nhất của căn bệnh này là khi lớn lên thì khả năng tầm nhìn bị hạn chế, thậm chí tình trạng này kéo dài nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng thị lực bị suy yếu, mù lòa.
Tật khúc xạ bẩm sinh là một vấn đề thường gặp ở các trẻ nhỏ. Nên những biện pháp đeo kính khi có những vấn đề về khúc xạ là điều cần thiết giúp mắt nhìn được tốt khi đeo kính. Nếu bạn muốn tìm một địa điểm hợp lý để mua cho con một cặp kính uy tín và chất lượng thì hãy nhấn vào https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm hiểu thêm và lựa chọn cho con mình một cặp kính phù hợp với bạn nhất nhé.
3. Các dạng khúc xạ bẩm sinh thường hay gặp
Hiện nay, có một số tật khúc xạ phổ biến thường gặp nhất đó là cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ…có nguyên nhân do vấn đề bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ trẻ em bị cận thị chiếm phần khá lớn. Đáng nói, các chuyên gia trên thế giới đã khuyến cáo rằng, tình trạng mất thị lực do tật khúc xạ sẽ có nguy cơ trở thành nguyên nhân chính gây nên khiếm thị hàng đầu trên thế giới.
3.1 Cận thị bẩm sinh
Mắt cận thị là tình trạng mà trục nhãn cầu mắt dài hơn so với bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, do đó hình ảnh phản ánh sự vật sẽ được hội tụ nơi phía trước của võng mạc mắt. Người bị cận thị có khả năng nhìn gần tốt nhưng lại không thể nhìn rõ được các sự vật ở phía xa. Người bị cận thị nếu để mắt phải nhìn gần quá nhiều sẽ dẫn tới thể thủy tinh bị phồng lên, từ đó làm tăng độ cong của giác mạc và làm thay đổi độ khúc xạ của mắt.
Cận thị bẩm sinh ở trẻ em ( Nguồn internet)
3.2 Viễn thị bẩm sinh
Trái với cận thị, mắt viễn thị là mắt có trục nhãn cầu thường ngắn hơn so với bình thường, do đó, hình ảnh phản ánh sự vật sẽ hội tụ ở phía sau của võng mạc. Người bị viễn thị nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa nhưng lại gặp khó khăn khi tập trung nhìn vật ở khoảng cách gần.
3.3 Loạn thị bẩm sinh
Đây là tình trạng mà các tia sáng phản ánh sự vật hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì một điểm như bình thường, do đó, mắt nhìn vật gì cũng mờ nhòe, sẽ không rõ nét. Nguyên nhân thường là do bộ phận giác mạc có hình dạng cầu không được đồng đều, điều này sẽ dẫn tới khả năng hội tụ ánh sáng trên các trục kém. Loạn thị thường bao gồm cả cận thị và viễn thị khiến tầm nhìn bị hạn chế ở trong mọi khoảng cách.
Loạn thị ở trẻ khiến tầm nhìn bị hạn chế ( Nguồn internet)
3.4 Lệch khúc xạ
Người bị lệch khúc xạ mắt thì khả năng nhìn hai bên mắt bị mất cân bằng. Có thể một bên viễn thị thì bên còn lại bị cận thị, hoặc hai mắt cùng cận nhưng mức độ nặng, nhẹ sẽ khác nhau. Tình trạng này kéo dài dẫn tới nhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn hơn phát triển một cách bất thường.
4. Phương pháp điều trị khúc xạ bẩm sinh
Tật khúc xạ có nguyên nhân là do bẩm sinh không thể điều trị được bằng thuốc mà thường được chỉ định điều trị theo 2 phương pháp phổ biến nhất là đeo kính hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật tật khúc xạ được đánh giá là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay song chi phí vẫn còn cao và phải được bác sĩ thăm khám, kiểm tra có đủ điều kiện để được phẫu thuật hay không. Phương pháp này được lưu ý chỉ dành cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên và chống chỉ định với các trường hợp có cấu trúc giác mạc rất bất thường (giác mạc hình chóp hoặc có sẹo, giác mạc quá phẳng) hoặc bệnh nhân đang còn mắc các bệnh lý về mắt như: nhược thị, lác, bệnh về võng mạc và thủy tinh thể hay viêm nhiễm.
Đeo kính là phương pháp thường được áp dụng cho tật khúc xạ bẩm sinh ( Nguồn internet)
Phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ bằng cách đeo kính được đánh giá là phù hợp, an toàn lại tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh. Trong đó, người bệnh có thể lựa chọn đeo kính gọng hoặc đeo kính áp tròng tại Paris Miki để kìm hãm độ cận và loạn tiến triển. Đối với phương pháp này, người mắc tật khúc xạ chỉ việc đến các cơ sở uy tín để được cắt kính phù hợp và được thăm khám cẩn thận trước khi sử dụng.
Mong rằng thông qua bài viết trên đây của Paris Miki bạn đã hiểu được tật khúc xạ bẩm sinh là gì, có những tật khúc xạ nào và cách để bảo vệ đôi mắt của con mình luôn khỏe mạnh.