Quặm Mi Bẩm Sinh: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị
Quặm mi bẩm sinh thường xảy ra do cơ vòng mi mắt chưa phát triển đủ khỏe để bật mi mắt ra. Vì thế nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đôi mắt của trẻ.
Quặm mi bẩm sinh kéo dài nếu không được chữa trị có thể dẫn đến sẹo giác mạc cũng như gia tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Điều này rất nguy hiểm có thể dẫn đến giảm sút thị lực thậm chí mù lòa hoàn toàn.
Quặm bẩm sinh là khi bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi cọ sát vào phía giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị kịp thời. Sau đây mời các bạn hãy cũng Paris Miki tìm hiểu về quặm mi bẩm sinh, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh này là như thế nào nhé!
Quặm mi bẩm sinh. (Nguồn internet)
Tìm hiểu các nguyên nhân gây quặm mi mắt, các triệu chứng và cách điều trị quặm mi mắt.
1. Tìm hiểu về quặm mi bẩm sinh là gì ?
Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào phía bên trong và đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do hàng lông mi cọ xát vào giác mạc làm cho trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt. Mắt kích thích sẽ gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, lông mi làm tổn thương giác mạc và gây ra chợt giác mạc của trẻ.
Quặm mi bẩm sinh khiến cho lông mi cọ sát vào giác mạc (Nguồn internet)
2. Những triệu chứng để nhận biết quặm mi bẩm sinh ?
Bệnh quặm mi bẩm sinh thường hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp và tẹt. Khi lông mi cọ sát vào giác mạc làm cho trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài tình trạng này có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông mi sẽ làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực của trẻ.
Hiện tượng quặm mi bẩm sinh bên cạnh dấu hiệu dễ nhận biết đó là đỏ mắt, khi thăm khám trẻ thường không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể dễ chẩn đoán nhầm với quặm bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thăm khám kỹ càng kết hợp với bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng với quặm bẩm sinh.
Cần phân biệt quặm bẩm sinh với tật ở hai hàng lông mi, đó là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai ở ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất bình thường. Dị tật này có thể xuất hiện đơn độc và đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác.
Đỏ mắt là một trong những dấu hiệu của quặm mi bẩm sinh ? (Nguồn internet)
3. Khi nào cần phải đi thăm khám ?
Khi bị quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực. Việc thăm khám sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thị giác như viêm giác mạc và loét giác mạc.
Bệnh thường hay gặp ở những trẻ có mũi thấp và tẹt. Do lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu và phải luôn dụi mắt. Mắt kích thích làm cho trẻ thường chảy nước mắt hay đỏ mắt… nếu kéo dài có thể gây bệnh viêm kết mạc.
Nếu không được điều trị kịp thời lông mi sẽ làm tổn thương đến giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc và để lại sẹo và gây ra giảm thị lực.
Khi bị quặm trẻ khó chịu và hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc dẫn tới tình trạng trợt biểu mô nặng hơn đó là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực của trẻ. Đến nay việc điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.
Đi khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. (Nguồn internet)
4. Phân biệt em bé bị lông quặm bẩm sinh và các bệnh khác
Cần phải phân biệt bé bị lông quặm bẩm sinh với trẻ bị tắc tuyến lệ đạo. Ở trẻ nếu bị tắc lệ đạo cũng thường có chảy nước mắt kéo dài, ra dử mắt, nhưng không gây đỏ mắt. Khi thăm khám trẻ không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nhầm với quặm bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thăm khám kết hợp với kỹ thuật bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng với quặm bẩm sinh.
Ngoài ra cũng cần lưu ý phân biệt trẻ bị quặm bẩm sinh với tật hai hàng lông mi, đó là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất sẽ bình thường. Dị tật như vậy có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác, nhiều tác giả cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể thường.
Tật nếp da thừa hay thường gọi là giả quặm bẩm sinh là sự phát triển bất thường đặc trưng bằng sự xuất hiện một nếp da chạy ngang qua mi trên hay mí dưới làm cho lông mi bị chuyển hướng về phía bề mặt nhãn cầu. Nó khác biệt với bé bị lông quặm bẩm sinh ở chỗ đó là bờ mi vẫn ở vị trí bình thường (còn quặm mi bờ mi lộn vào trong).
Đối với tật nếp da thừa thì hàng lông mi sẽ không cọ sát vào giác mạc (trừ khi mắt nhìn xuống dưới). Tật nếp da thừa thường không phải điều trị vì nó có thể tự khỏi trong khoảng thời gian 2 năm đầu.
Đặc trưng của em bé bị quặm mi bẩm sinh ? (Nguồn internet)
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị quặm mi bẩm sinh?
Với những trường hợp quặm bẩm sinh có thể được cải thiện ở trong quá trình phát triển của trẻ. Do vậy, khi mới sinh ra, trẻ bị quặm bẩm sinh sẽ không cần phải điều trị ngay, thông thường chỉ cần theo dõi bệnh. Khi quặm gây ra các biến chứng như chảy nước mắt, lông mi cọ vào giác mạc gây tổn thương giác mạc, trẻ bị chói, chảy nước mắt, ra ngoài nắng thấy khó chịu thì mới cần phải can thiệp sớm
Với những trẻ dưới 1 tuổi, khi lông mi chưa đủ độ cứng để gây tổn hại giác mạc thì có thể tra thuốc (dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và hướng dẫn cho bố mẹ trẻ cách vuốt bờ mi nhằm mục đích là làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi sẽ không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. Nếu bệnh không tự mất đi thì có thể phẫu thuật can thiệp khi trẻ lớn hơn.
Các thuốc sử dụng cho mắt cần sử dụng khi thực sự cần thiết và có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc tùy tiện để nhỏ mắt cho trẻ. Có nhiều trẻ tới bệnh viện đã bị mù do không sử dụng thuốc đúng cách, đặc biệt là dùng quá liều thuốc hay quá ngày quy định so với những đơn thuốc của các bác sĩ chuyên khoa.
Phẫu thuật điều trị quặm mi bẩm sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn và không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các biểu hiện bất thường đó là hay dụi mắt, chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Trẻ được thăm khám và điều trị kịp thời quặm mi bẩm sinh. (Nguồn internet)
Đối với cách điều trị tạm thời thì có thể sử dụng các chất bôi trơn như nhỏ thuốc tra mắt, làm giảm sự cọ sát, sử dụng kháng sinh tại chỗ ngừa bội nhiễm, hoặc dùng băng dính nhằm kéo mi lật ra ngoài. Còn khi thực hiện điều trị triệt để thì phải can thiệp bằng phẫu thuật giúp trả lại vị trí của bờ mi và hàng lông mi như bình thường.
Phẫu thuật quặm mi có thể trì hoãn khi bề mặt giác mạc còn nguyên vẹn. Mục đích của phẫu thuật sẽ tái lập vị trí bình thường của mi. Nếu bệnh nhân chưa sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật thì có thể yêu cầu bác sĩ tiến hành treo hoặc khâu tạm thời da mi ở phía thái dương để bảo vệ mắt. Có thể dùng thêm nước mắt nhân tạo kèm theo. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, sau một thời gian nên tiến hành phẫu thuật để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng quặm mi mắt.
Quặm mi kéo dài mà không được chữa trị có thể gây nên sẹo giác mạc cũng như gia tăng nguy cơ viêm loét giác mạc. Điều này rất nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng giảm sút thị lực thậm chí mù lòa hoàn toàn. Vì thế chúng ta nên chữa quặm trước khi xuất hiện những biến chứng này.
Bệnh nhân bị quặm cần phải phẫu thuật đục thủy tinh thể thì nên phẫu thuật quặm trước khi phẫu thuật thủy tinh thể. Với những trường hợp quặm bẩm sinh có thể được cải thiện trong quá trình phát triển của bé. Do vậy, khi mới sinh ra, trẻ bị quặm bẩm sinh không cần phải điều trị ngay, thông thường chỉ nên theo dõi bệnh. Khi quặm gây ra các biến chứng chảy nước mắt sống, lông mi cọ vào giác mạc gây tổn thương giác mạc, trẻ bị chói, chảy nước mắt, ra ngoài nắng cảm thấy khó chịu...thì gia đình cần tiến hành cho trẻ được sự can thiệp của y học.
6. Các biện pháp phòng ngừa quặm mi bẩm sinh
Để phòng ngừa tình trạng quặm mi bẩm sinh cần thực hiện những yêu cầu sau:
Nên vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý chuyên dụng. Cho trẻ rửa mặt và vệ sinh mắt bằng khăn sạch, tránh dùng chung khăn với người khác.
Nên đeo kính bảo vệ mắt, đặc biệt là khi ra ngoài hoặc làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhiều cát, bụi, nắng…
Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và khói bụi đang trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay thì việc trang bị cho trẻ những vật dụng bảo vệ mắt là vô cùng cần thiết khi trẻ ra ngoài cùng bố mẹ. Hãy tới https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để lựa chọn cho trẻ những mắt kính ưng ý nhất cho con mình khi ra ngoài nhé !
Vệ sinh mắt thường xuyên.Nguồn internet)
Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt có khả năng gây những biến chứng quặm mi, như đau mắt hột.
Cải thiện điều kiện về môi trường, giữ môi trường xung quanh sạch và trong lành.
Quặm mi là một bệnh về mắt không hiếm gặp ở trẻ. Khi bị bệnh hãy đến các bệnh viện mắt gần nhất để các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Như vậy, quặm mi bẩm sinh không phải là một bệnh hiếm gặp nhưng trẻ cần được điều trị sớm để giảm những biến chứng của bệnh gây ra, thậm chí tình trạng nặng nhất sẽ là mất thị giác.
Bệnh quặm mi bẩm sinh xuất hiện ở trẻ em tuy nhiên tùy thuộc vào lứa tuổi và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Trên đây Paris Miki đã chia sẻ những kiến thức về quặm mi bẩm sinh,triệu chứng và phương pháp điều trị để các bạn tham khảo, hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích về căn bệnh này nhé!