Phòng Ngừa Tật Khúc Xạ Ở Trẻ Em Như Thế Nào Cho Hiệu Quả
Thời gian gần đây tỷ lệ trẻ em bị mắc các tật khúc xạ ngày càng cao, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thị lực của trẻ và có thể dẫn tới những biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, kết quả học tập cũng như lựa chọn nghề nghiệp của trẻ em trong tương lai. Vậy tật khúc xạ là gì và cách phòng ngừa như thế nào để mang lại hiệu quả,… mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Paris Miki nhé.
1. Tật khúc xạ ở trẻ em là gì?
Tật khúc xạ là vấn đề đã trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là trẻ em, đây là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, thị lực rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Nếu gặp các tật liên quan tới mắt, ánh sáng không được hội tụ ngay tại võng mạc mà tại các điểm khác. Đây là nguyên nhân khiến thị lực của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng, bé nhận được hình ảnh không rõ nét, cận viễn cũng thường hay gặp…
Tật khúc xạ là tình trạng khi mà ánh sáng sau khi đi vào mắt không thể hội tụ được vị trí đúng trên phần võng mạc, khiến hình ảnh thu được ở mắt bị mờ, nhòe dẫn đến méo mó.
Tật khúc xạ là vấn đề thường hay gặp ở trẻ
2. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ mắt ở trẻ em là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân được cho là dẫn đến Tật khúc xạ mắt đối với trẻ em, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản nhất được đánh giá nhiều nhất gây ra Tật khúc xạ mắt ở trẻ em:
- Nhìn gần vào quá nhiều thứ trong thời gian dài như những lúc học bài, đọc sách hay xem điện thoại,.. Màn hình tivi, điện thoại và cả máy tính rất có hại cho mắt nếu để trẻ nhìn trong thời gian dài, đặc biệt khi còn nhỏ bố mẹ có thói quen hay dùng điện thoại cho con tivi để chán con ăn, hay buồn con khóc, vô hình chung đã tạo nên một thói quen xấu cho trẻ.
- Thường xuyên học tập trong điều kiện ánh sáng không được đảm bảo: ánh sáng ngồi học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mắt, sử dụng bóng đèn tắt quá tối hoặc quá sáng cũng ít nhiều gây hại cho mắt. Có những đứa trẻ tắt đèn quá tối nên đã cố gắng nhắm mắt vào sách vở để có thể học bài.
- Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan về thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến việc gây ra các tật khúc xạ xảy ra ở mắt. Do tính chất công việc mà bố mẹ luôn phải đi sớm về muộn, không có thời gian quan tâm đến vấn đề ăn uống của trẻ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin A gây ra cho mắt.
- Bố mẹ cận thị cũng có thể di truyền sang cho con, do đó một số trẻ khi mới sinh ra đã mắc các tật khúc xạ bẩm sinh.
Một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến các vấn đề về tật khúc xạ mắt ở trẻ em, đó là cấu trúc bất thường của giác mạc và thủy tinh thể.
Có rất nhiều nguyên nhân được cho là dẫn đến tật khúc xạ ở trẻ
Để phòng tránh hiệu quả các tật khúc xạ về mắt cho trẻ em. Phụ huynh cần lưu ý quan tâm tới việc học tập và tư thế ngồi cho trẻ, không được lạm dụng các thiết bị điện tử. Nghỉ ngơi cho mắt phù hợp. Ngoài ra khi cho trẻ di chuyển trên đường nên đeo kính nhằm chắn gió, bụi để mắt luôn được thoải mái, sạch sẽ hơn. Nếu bạn muốn tìm một địa điểm hợp lý để mua cho trẻ một cặp kính uy tín và chất lượng thì hãy nhấn vào https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm hiểu thêm và lựa chọn một cặp kính phù hợp với con mình nhất nhé.
3. Một số tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ nhỏ
Có thể nhận thấy rằng trên thực tế, trẻ nhỏ là đối tượng thường rất hay bị tật khúc xạ, bởi vì thị lực lúc này chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Nếu không được quan tâm và chăm sóc cẩn thận, thị lực của bé sẽ suy giảm một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của đôi mắt, khó có thể điều trị trở lại trạng thái như lúc ban đầu.
2.1. Cận thị
Một trong những tật khúc xạ ở trẻ thường gặp đó là cận thị, lúc này bé nhìn hình ảnh mờ hơn, phải nheo mắt hoặc đứng sát thì mới nhìn rõ. Đa phần trẻ bị cận thị phổ biến trong giai đoạn từ 7 cho đến 10 tuổi, đây là thời điểm bé bắt đầu đi học và thường xuyên ngồi học không đúng tư thế. Đồng thời, trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều ở cự ly gần dẫn tới tật khúc xạ như kể trên.
Khi bị vấn đề cận thị, nếu không đeo kính để hỗ trợ mắt trong việc điều tiết, bé sẽ không thể nhìn rõ đồ vật xung quanh. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến kết quả học tập suy giảm nghiêm trọng, đồng thời gây nguy hiểm không chỉ cho trẻ và những người xung quanh khi tham gia giao thông hoặc trong lúc sinh hoạt hàng ngày,…
2.2. Viễn thị
Nhắc tới các tật về khúc xạ, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng viễn thị khiến khả năng nhìn gần của trẻ bị giảm sút rõ rệt. Nhìn chung, tật viễn thị ở trẻ không nhất thiết cần phải đeo kính, mắt của bé có khả năng tự điều tiết được. Tuy nhiên, khi mắc các chứng viễn thị, trẻ thường đối mặt với một số triệu chứng khác có thể kể đến như đau nhức đầu, khó chịu mỗi khi phải nhìn xung quanh.
Trong trường hợp bị viễn thị nặng, trẻ cần được chăm sóc và điều trị kịp thời nhất để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra, ví dụ như: lác mắt,loạn thị…
Bên cạnh đó, một số trẻ còn phải đối mặt với tình trạng lệch khúc xạ hay bị loạn thị,… Cách giải quyết tốt nhất đó là đeo kính phù hợp để hỗ trợ cho mắt điều tiết. Từ thời điểm 18 tuổi trở lên, người bị tật về mắt có thể điều trị bằng tia laser hoặc các phương pháp hiện đại khác để giải quyết cho dứt điểm. Tuy nhiên, tật khúc xạ rất dễ tái phát nếu chúng ta không biết chăm sóc đôi mắt trẻ đúng cách, vì vậy các phụ huynh cần phải thận trọng.
Cận thị và viễn thị là hai tật khúc xạ hay gặp nhất
4. Kinh nghiệm phòng ngừa hiệu quả tật khúc xạ ở trẻ em
Các bậc phụ huynh tỏ ra rất lo lắng khi tỷ lệ trẻ mắc các tật về mắt có xu hướng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đôi mắt và chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé. Vậy cần làm gì để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ?
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính khiến trẻ mắc tật khúc xạ có thể từ những nguyên nhân thường gặp đó là do tư thế ngồi học chưa đảm bảo. Ngay từ khi bé mới bắt đầu đi học, phụ huynh nên hướng dẫn con ngồi với tư thế được chuẩn nhất, trong đó đảm bảo khoảng cách từ mắt tới trang vở ít nhất là 30cm. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể uốn nắn thêm để bé ngồi thẳng lưng, tránh tình trạng gù hoặc ngồi rướn gây cảm giác khó chịu cho trẻ…
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần đảm bảo không gian học tập của bé được cung cấp đầy đủ ánh sáng, không để cho con ngồi ngược sáng, điều này ảnh hưởng không tốt tới thị lực của trẻ.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên kiểm soát kỹ thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, ví dụ như tivi, điện thoại hoặc là máy tính. Bởi vì ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân khiến thị lực bị suy giảm đáng kể. Khi sử dụng thiết bị điện tử, bé cần để xa tầm mắt để bảo vệ tốt sức khỏe.
Đôi mắt cũng giống như cơ thể của chúng ta, bộ phận này cần được nghỉ ngơi sau khi phải vận động quá nhiều. Cứ mỗi sau 30 phút, bé nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để mắt được thư giãn, tránh tình trạng hoạt động quá nhiều, ảnh hưởng xấu tới vấn đề thị lực.
Cha mẹ nên quan tâm và chăm sóc mắt trẻ chu đáo, học tập và nghỉ ngơi hợp lý
Thông qua bài viết này của Paris Miki, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã nắm được thông tin về một số tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe đôi mắt bé thật tốt, hạn chế những nguy cơ mắc tật khúc xạ. Như vậy, sinh hoạt hàng ngày của bé sẽ diễn ra được suôn sẻ, thuận lợi hơn rất nhiều. Và các tật khúc xạ ở trẻ em nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thị lực của các bé.