Một số vấn đề cần lưu ý về viễn thị bẩm sinh
Viễn thị bẩm sinh là một tật viễn thị do nguyên nhân di truyền gây ra. Viễn thị bẩm sinh có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên nếu không thể tự cải thiện được thì cần phải có biện pháp điều trị can thiệp đúng thời điểm. Hãy cùng Paris Miki tìm hiểu về viễn thị bẩm sinh và những vấn đề cần lưu ý.
1. Viễn thị bẩm sinh là gì?
Viễn thị bẩm sinh là tình trạng mà trẻ mắc tật khúc xạ viễn thị ngay từ lúc sinh ra do nguyên nhân di truyền. Nó gây ra hiện tượng trục nhãn cầu quá ngắn so với khi bình thường. Do trục nhãn cầu ngắn nên dòng ánh sáng khi đi vào mắt, qua các môi trường quang học của mắt không hội tụ tại một điểm ở trên võng mạc mà lại hội tụ tại một điểm ở sau võng mạc. Do đó ảnh của vật không được hiện lên một cách rõ nét trên võng mạc khiến mắt chỉ nhìn rõ các vật ở phía xa, còn đối với các vật ở gần thì bị mờ, nhòe và không rõ ràng.
Thông thường từ khi mới được sinh ra, mắt trẻ sơ sinh có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường nên trẻ thường gặp phải tình trạng viễn thị. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhãn cầu của trẻ dài ra và tình trạng viễn thị ngày càng được cải thiện tốt hơn. Lứa tuổi mà mắt trẻ phát triển tốt nhất là khi trẻ từ 2 đến 3 tuổi. Do đó nếu trong thời gian này, mắt trẻ thường phát triển chậm, trục nhãn cầu không dài ra hoặc dài ra quá ít sẽ gây ra tình trạng viễn thị. Viễn thị phổ biến nhất ở lứa tuổi từ 5 đến 10 tuổi, đây cũng là lứa tuổi mà các phụ huynh dễ nhận thấy được các triệu chứng của con mình nhất.
Viễn thị bẩm sinh cũng là một bệnh khá thường gặp ở trẻ ( Nguồn internet)
2. Cách nhận biết trẻ bị mắc viễn thị bẩm sinh
Do trẻ bị viễn thị bẩm sinh làm giảm khả năng nhìn các vật ở gần nên khi chơi đồ chơi, khi đọc sách, học bài, ngồi xem ti vi trẻ thường phải nheo mắt, đỏ mắt và dụi mắt khi phải nhìn lâu. Do mắt trẻ phải điều tiết quá nhiều khi nhìn gần nên trẻ thường hay bị khô mắt, mỏi mắt. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ sẽ bị mất tập trung, không chịu ngồi trong bàn học lâu, thậm chí là không muốn học bài khiến kết quả học tập giảm sút.
Nếu không phát hiện sớm tật viễn thị, khiến tình trạng viễn thị của trẻ tiến triển đến mức độ nặng hơn(lớn hơn +4 diop) gây nên các biến chứng lác mắt và vấn đề nhược thị. Lác mắt gây ra những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, lâu dần gây cho trẻ sự tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Nhược thị là tình trạng vỏ não của trẻ chỉ tiếp nhận được tín hiệu thị giác từ một bên mắt, khiến cho mắt kia giảm thị lực và thậm chí mất đi thị lực vĩnh viễn. Việc điều trị lác và nhược thị khó khăn hơn điều trị viễn thị rất nhiều. Do đó các phụ huynh hãy theo dõi và nhận biết những triệu chứng viễn thị của trẻ để chẩn đoán sớm và điều trị một cách đúng đắn, cải thiện thị lực cho trẻ.
Viễn thị bẩm sinh làm giảm khả năng nhìn các vật ở gần ( Nguồn internet)
3. Phương pháp điều trị hiệu quả viễn thị bẩm sinh
Cũng tương tự như viễn thị thông thường khác, có 2 phương pháp cơ bản điều trị viễn thị từ khi bẩm sinh đó là đeo kính và phẫu thuật.
3.1 Phẫu thuật để điều trị viễn thị bẩm sinh
Hiện nay phẫu thuật được các bậc phụ huynh lựa chọn rất nhiều khi điều trị chứng viễn thị cho trẻ. Phẫu thuật có thể điều trị viễn thị và điều trị cả những biến chứng của viễn thị.
Phẫu thuật mắt viễn thị: Hiện nay đều dùng đến laser để điều trị. Cơ chế của các phương pháp phẫu thuật là dùng laser tác động lên phần giác mạc hoặc nhu mô quanh giác mạc nhằm giúp thay đổi độ cong của giác mạc giúp ảnh của vật sẽ hội tụ đúng ở trên võng mạc. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay: LASIK, PRK, CK...
Tuy nhiên trẻ cần phải có đủ các điều kiện mới có thể phẫu thuật được, đó là mắt không mắc các bệnh như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, giác mặc mắt không quá mỏng (<400 micromet), không có những hình dạng bất thường, không có sẹo ở giác mạc. Và phương pháp này giá thành khá cao, gây tốn kém cho những gia đình chưa đủ điều kiện kinh tế.
Phẫu thuật chỉnh lác mắt: Các bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra các cơ của nhãn cầu xem cơ nào cần phải nới lỏng, cơ nào cần siết chặt để chỉnh lại trục nhãn cầu. Việc phẫu thuật điều trị lác mắt ở trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tối ưu nhất là khi trẻ nhỏ đã hơn 4 tuổi.
Trẻ nên khám để biết độ cận và đeo kính phù hợp ( Nguồn internet)
Để phòng tránh hiệu quả viễn thị bẩm sinh cho mắt ở trẻ. Việc phòng ngừa từ sớm và đeo kính cho trẻ không may mắc phải là điều cần thiết . Nếu bạn muốn tìm một địa điểm hợp lý để mua cho mình một cặp kính uy tín và chất lượng thì hãy nhấn vào https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm hiểu thêm và lựa chọn cho riêng mình một cặp kính phù hợp với bạn nhất nhé.
3.2 Đeo kính viễn thị
Bao gồm kính gọng viễn thị hoặc kính áp tròng viễn thị. Nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được đo độ viễn một cách chính xác nhất và chọn kính phù hợp. Việc mua kính gọng hay kính áp tròng đều bắt buộc cần đơn của các bác sĩ chuyên khoa.
Kính gọng viễn thị
Là một thấu kính hội tụ giúp cho các ánh sáng song song khi đi qua trục quang học của mắt sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Đây là phương pháp điều trị khá lâu dài, an toàn và tiết kiệm cho những trẻ bị viễn thị bẩm sinh. Trẻ phải đeo kính liên tục chỉ trừ khi lúc ngủ và lúc tắm.
Để tránh gây khó chịu cho trẻ nên lựa chọn kính có loại gọng gọn, nhẹ và mắt kính có độ chiết suất cao (khi độ chiết suất càng cao thì kính càng mỏng), có thể chống ánh sáng xanh và chống chói.
Trẻ đeo kính gọng viễn thị ( Nguồn internet)
Kính áp tròng viễn thị
Có 2 loại kính áp tròng đó là kính áp tròng mềm và kính áp tròng cứng. Cơ chế đều là kính áp tròng được gắn áp sát vào giác mạc mắt làm thay đổi độ cong của giác mạc. Tuy nhiên kính áp tròng mềm được gắn lúc trẻ còn thức, còn kính áp tròng cứng được gắn lúc trẻ đi ngủ và giác mạc sẽ trở về hình dạng bình thường lúc trẻ thức dậy tháo kính ra.
Ngoài phẫu thuật và việc đeo kính ra, phụ huynh có thể tìm hiểu các bài tập về luyện mắt cho trẻ như phải massage mắt cho trẻ, dạy trẻ cách nhìn xa tập điều tiết cho mắt, cách ngồi học tư thế đúng,... kết hợp với chế độ ăn giàu vitamin tốt cho mắt như các laoij vitamin A, vitamin E,..
Trẻ đeo kính áp tròng viễn thị ( Nguồn internet)
Bài viết trên đã trình bày những kiến thức cơ bản về viễn thị bẩm sinh và cách điều trị hiệu quả, khoa học. Paris Miki mong rằng bài viết này sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho các phụ huynh, giúp các phụ huynh nhận biết con mình có bị viễn thị sơ sinh không để nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị đúng.