Lồi mắt ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng tránh
Trẻ em bị lồi mắt khiến nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng bởi tình trạng này không chỉ ra mất thẩm mỹ mà còn được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm của những bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng Paris Miki tìm hiểu những vấn đề về lồi mắt ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị.
1. Lồi mắt ở trẻ em là gì?
Lồi mắt là hiện tượng nhãn cầu đang bình thường bị đẩy ra phía trước do tăng thể tích các tổ chức khác trong hốc mắt. Lồi mắt cả hai bên mắt thường có liên quan tới bệnh Basedow, lồi mắt một bên là do có khối u ở tổ chức ngoại vi tại hốc mắt. Tình trạng lồi mắt cũng có thể chỉ đơn giản do sưng nề phần mềm sau những va chạm, chấn thương vùng mắt.
Lồi mắt được xác định bằng thước đo đường chiếu từ khu vực đỉnh giác mạc xuống đường thẳng đi ngang qua bờ ngoài của hai hốc mắt. Cụ thể, độ lồi ở mắt thường của người Việt là 12mm, nếu bé có độ lồi cao hơn 12mm chứng tỏ đã bị mắc bệnh lồi mắt.
Bệnh lồi mắt thường được chia làm 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: Độ lồi từ 13 đến 16mm.
- Cấp độ 2: Độ lồi từ 17 đến 20mm.
- Cấp độ 3 – mức độ trung bình: Độ lồi từ 20 đến 23mm.
- Cấp độ 4:- mức độ nặng: Độ lồi cao hơn 24mm.
Lồi mắt là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em(Nguồn internet)
2. Nguyên nhân gây ra bệnh lồi mắt ở trẻ em.
Bệnh lồi mắt ở trẻ được chia làm 4 nhóm nguyên nhân chính đó là:
- Mắt bị lồi do vấn đề cường giáp trạng (bệnh Basedow) thường gặp.
- Mắt bị lồi do vấn đề viêm (áp xe dưới màng xương, viêm mô tế bào quanh hốc mắt…)
- Mắt bị lồi do vấn đề u (u lành hoặc ác tính vùng hốc mắt)
- Mắt bị lồi do vấn đề tai nạn chấn thương (tràn khí hốc mắt, rò động mạch cảnh xoang hang…)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắt trẻ bị lồi(Nguồn internet)
Lồi mắt ở trẻ sẽ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và thị lực của trẻ, khó khăn trong quá trình sinh hoạt và vui chơi, học tập thường ngày . Để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của lồi mắt ở trẻ thì những biện pháp phòng tránh là yếu tố quan trọng. Trong đó trong quá trình sinh hoạt và vui chơi, bé nên có những biện pháp phòng ngừa những tác động tiêu cực như bụi bẩn, ánh nắng hay dị vật ảnh hưởng tới mắt. Vì vậy đeo kính cho trẻ là biện pháp hiệu quả nhất. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào mua kính cho trẻ thì hãy tới https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để lựa chọn cho con mình những cặp kính phù hợp nhé!
3. Triệu chứng thường gặp của lồi mắt trẻ em
Để xác định trẻ em bị lồi mắt hay không, chuyên gia sẽ quan sát vị trí từ trán xuống, so sánh độ mở khe mi, sau đó nhìn nghiêng quan sát đỉnh giác mạc với cung lông mày và tiến hành đo độ lồi của mắt bằng phương pháp thước Hertel.
Một số triệu chứng cho thấy trẻ em bị lồi mắt rất dễ nhận biết như:
- Trẻ bị mắc chứng song thị, nhìn 1 vật thành ra 2 vật
- Mắt mờ, ù tai và đau đầu
- Chảy nước mắt liên tục, sưng phù góc phía trên ngoài mắt
- Rối loạn vận động nhãn cầu và mi mắt, có nguy cơ liệt ở dây thần kinh vận nhãn.
- Quan sát nhãn cầu có xu hướng bị đẩy ra ngoài
- Tầm nhìn hạn chế và tăng nhãn áp
Trẻ hay bị dụi mắt và tầm nhìn có thể hạn chế hơn(Nguồn internet)
4. Điều trị bệnh lồi mắt ở trẻ em
Tùy vào những trường hợp cụ thể, nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ lồi mắt, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị cho phù hợp nhất cho người bệnh. Ở một số trường hợp, lồi mắt có thể thay đổi với sự tiến triển của bệnh sau khi được điều trị một cách dứt điểm. Sau khi được phẫu thuật, nhiều bệnh nhân sẽ hết tình trạng lồi mắt hoặc bị lồi mắt ở mức độ nhẹ và vừa.
Nguyên tắc điều trị chung của chứng lồi mắt thường là được chữa trị theo nguyên nhân, phòng và điều trị biến chứng, tùy theo bản chất của khối u mà bác sĩ chỉ định để điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc tia xạ. Kế hoạch điều trị bệnh có thể được thay đổi tùy thuộc vào bản chất của tình trạng lồi mắt.
Thông thường, phương pháp nội khoa được bác sĩ chỉ định thường áp dụng với những tổn thương do u lympho, viêm nhiễm, thoái hóa dạng tinh bột, Sarcoid. Một số loại u ác tính gây ra chứng lồi mắt sẽ phải được phối hợp điều trị ngoại khoa.
Khám và điều trị sớm lồi mắt để đem lại sức khỏe bình thường cho trẻ(Nguồn internet)
5. Những lưu ý khi bé bị lồi mắt
- Dùng các loại thuốc nhỏ mắt bên ngoài và sử dụng thuốc bổ mắt để tránh tình trạng khô mắt.
- Nhỏ thuốc nước để làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Mắt.
- Đeo kính luôn đúng cách và kéo kính lên vừa tầm mắt thường xuyên ngay khi kính bị trễ xuống thấp nhằm tránh tình trạng phải ngước mắt nhìn, dẫn tới mắt lồi và bị sụp xuống.
- Không sử dụng kính sai độ vì điều này sẽ làm cho mắt khi nhìn bị mỏi và phải căng ra khiến thị lực sẽ bị suy giảm.
- Không phụ thuộc vào kính khiến cho mắt càng ngày càng bị nặng hơn.
- Khi mắt bị lồi thì không nên học tập và làm việc quá lâu trong môi trường bị thiếu ánh sáng.
Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt nhằm phòng ngừa lồi mắt(Nguồn internet)
Thông qua bài viết của Paris Miki về vấn đề lồi mắt ở trẻ em, hi vọng các bạn đã có thêm kiến thức về bệnh lồi mắt ở trẻ. Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi và thăm khám sớm để được điều trị lồi mắt kịp thời. Được áp dụng các phương pháp khắc phục phù hợp với tình trạng lồi của mắt sẽ có thể giúp bạn tránh các biến chứng và giữ được tầm nhìn tốt cho trẻ.