Glocom góc mở là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị.
Glocom góc mở là một dạng của bệnh lý tăng nhãn áp Glocom (thiên đầu thống). Bệnh nguy hiểm và có thể tiến triển thành mãn tính, gây ra nhiều tổn thương nặng nề cho mắt của người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý, nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách phòng tránh bệnh, hãy cùng Paris Miki cùng tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Glocom góc mở là gì?
Glocom góc mở là một tình trạng bệnh lý xuất hiện làm nhãn áp tăng cao kèm theo tổn thương các dây thần kinh thị giác (hay còn được gọi là thị thần kinh). Bệnh tiến triển mạn tính, triệu chứng từ từ nên khó phát hiện ngay từ giai đoạn đầu.
Bệnh gây ra tổn thương đặc trưng ở mắt đó là teo lõm đĩa thị giác, suy giảm thị lực, tổn thương sợi thần kinh và nhãn áp cao tăng cao. Do đó bệnh glocom còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp, theo đông y thường gọi là bệnh thiên đầu thống.
Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của bệnh này vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia luôn công nhận rằng ở bệnh có sự xơ hóa của vùng bè, làm thể dịch giảm thoát lưu. Quá trình xơ hóa sẽ tăng dần theo tuổi tác của người bệnh. Do đó, những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ cao hơn.
Glocom góc mở thường gặp ở độ tuổi trung niên trở lên(Nguồn internet)
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Glocom góc mở
2.1 Do các bệnh khác ở mắt
Glocom giả bong bao: Tình trạng lắng đọng quá nhiều các sợi fibrin và albumin lên nhãn cầu và những cơ quan trên cơ thể. Điều này vô tình gây ra ứ đọng thủy dịch và làm tăng nhãn áp.
Glocom sắc tố: Hiện tượng áp lực tiền phòng cao hơn hậu phòng dẫn tới sự chênh lệch áp lực đảo ngược. Điều này khiến mống mắt vùng trung thường bị đẩy ra sau và cọ vào xích đạo thể thủy tinh, dây Zinn. Nhiều sắc tố mống mắt từ đó đã được giải phóng. Sau đó lắng đọng tại các khe kẽ vùng bè củng, vùng giác mạc gây ra tắc nghẽn.
Glocom thể mi: Thể mi làm tăng tiết thủy dịch để phản ứng với một số dị nguyên. Điều này sẽ góp phần gây ra cơ chế tăng nhãn áp.
Do chất thể thủy tinh: Bao bị rạn nứt còn có thể do thể thủy tinh đục quá chín hoặc chấn thương khiến protein được phóng thích. Chúng đi vào tiền phòng làm gây viêm hoặc tắc nghẽn ở vùng bè. Đồng thời nhân thủy tinh thể cũng có thể gây nên tắc nghẽn vùng bè. Đây đều là những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng nhãn áp.
Xuất huyết tiền phòng hoặc xuất huyết nội nhãn: Lúc này, các tế bào hồng cầu sẽ đi từ dịch kính ra tiền phòng. Điều này gây ra tắc nghẽn vùng bè và dẫn đến Glocom góc mở.
Xuất huyết tiền phòng làm gia tăng nguy cơ mắc Glocom góc mở (Nguồn internet)
2.2 Do sử dụng thuốc khi điều trị bệnh
– Thuốc corticosteroid: Loại thuốc này có thể làm biến đổi các tổ chức ngoại bào vùng bè củng của giác mạc. Điều này khiến cho các khe kẽ ở vùng bè sẽ bị thu hẹp lại. Trong giai đoạn sớm, nhãn áp có thể trở về bình thường được nếu dừng thuốc được đúng lúc. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn khi vùng bè đã bị xơ hóa thì nhãn áp lúc này sẽ không thể phục hồi.
2.3 Nguyên nhân khác
Yếu tố di truyền: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng Gen GLC1A trên nhiễm sắc thể số 1 có thể gây bệnh Glocom trên những người dưới 18 tuổi; Gen GLC1B, GLC1C trên nhiễm sắc thể số 2 và 3 có thể gây bệnh Glocom trên những người trưởng thành.
Tuổi tác: Người mà có tuổi đời càng cao thì càng dễ mắc Glocom do tăng xơ hóa vùng bè.
Bệnh tim mạch : Người mắc bệnh tim mạch luôn có nguy cơ bị tổn hại thị thần kinh nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề suy yếu các mạch máu của đĩa thị.
Chủng tộc: cũng là một trong những nguyên nhân được đề cập đến. Cụ thể là người da đen thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người ở chủng khác.
Tuổi tác càng cao làm tăng nguy cơ mắc Glocom góc mở (Nguồn internet)
3. Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng bệnh thường không có đặc trưng, do đó bệnh khó được phát hiện. Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp những biểu hiện sau:
- Cảm giác hơi căng tức mắt, nhìn mờ. Cảm giác này sẽ tăng lên khi căng thẳng, làm việc nhiều.
- Có thể gặp tình trạng nhìn mờ thoáng qua, giảm thị lực khi mắt làm việc liên tục.
- Có thể có biểu hiện màn sương mỏng trước mắt vào buổi sáng.
3.1 Dấu hiệu thực thể
Thị lực: ở giai đoạn muộn người bệnh sẽ bị giảm thị lực.
- Thị trường bị thu hẹp.
- Nhãn áp có thể tăng cao.
- Thường ít khi có sự cương tụ rìa, giác mạc trong.
- Tiền phòng sâu, góc tiền phòng sẽ mở rộng (dấu hiệu giúp chẩn đoán phân biệt với glôcôm góc đóng).
- Đồng tử thường tròn đều, ở giai đoạn muộn đồng tử có thể sẽ bị giãn nhẹ. Phản xạ đồng tử là bình thường.
Ở giai đoạn đầu sẽ có dấu hiệu của giảm thị lực (Nguồn internet)
3.2 Cận lâm sàng
Dùng các phương pháp để chẩn đoán như: chụp ảnh đĩa thị giác, chụp cắt lớp võng mạc và đĩa thị, chụp sợi thần kinh thị giác, quét laser đồng tiêu, siêu âm công nghệ Doppler,... để chẩn đoán bệnh glocom góc mở từ giai đoạn sớm của bệnh.
Cần chẩn đoán để phân biệt với các bệnh lý khác của thị thần kinh như:
- Viêm thị thần kinh.
- Tổn thương thị thần kinh khu vực hậu nhãn cầu.
- Thiếu máu thị thần kinh.
- Tổn thương thần kinh sọ não.
Chụp cắt lớp võng mạc trong việc sớm tìm ra nguyên nhân của bệnh(Nguồn internet)
Bệnh Glocom góc mở sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của những người mắc phải, gây nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày . Để hạn chế ảnh hưởng của Glocom góc mở thì những biện pháp phòng tránh và thường xuyên khám mắt là yếu tố quan trọng. Trong đó khi ra ngoài chúng ta nên đeo kính nhằm hạn chế ảnh hưởng tới mắt. Tránh những nguy cơ cao mắc Glocom góc mở. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết địa chỉ nào thì hãy tới https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để lựa chọn cho mình những cặp kính phù hợp cho mình nhé!
4. Những phương pháp chẩn đoán và điều trị
Mục đích trong điều trị bệnh Glocom góc mở nguyên phát đó là làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời duy trì thị lực cho các bệnh nhân, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm các triệu chứng bệnh gây khó chịu cho người bệnh.
4.1 Điều trị hạ nhãn áp:
Cần xác định nhãn áp đích cần được đạt đến cho bệnh nhân. Mức nhãn áp này sẽ không gây tổn hại đến các thị thần kinh. Nhãn áp bình thường của người Việt Nam bình thường nằm trong khoảng từ 15≤ NA < 22 mmHg. Tùy thuộc vào các giai đoạn bệnh của glocom mà điều chỉnh nhãn áp cho phù hợp.
Điều trị toàn diện: Nên tăng cường dinh dưỡng cho mắt, song song với đó là bảo vệ và cải thiện sức khỏe toàn thân.
Theo dõi định kỳ: mức nhãn áp, thị trường và đĩa thị giác cho các bệnh nhân.
Sử dụng phương pháp điều trị hạ nhãn áp (Nguồn internet)
4.2 Dùng thuốc hạ nhãn áp
Nguyên tắc để lựa chọn thuốc hạ nhãn áp đó là: thuốc có tác dụng đạt và duy trì nhãn áp đích luôn ổn định lâu dài,nhãn áp giao động trong ngày không quá 5 mmHg, thuốc được dung nạp tốt, tiện sử dụng, giá cả hợp lý và hạn chế được các tác dụng không mong muốn.
4.3 Điều trị laser
Có những loại điều trị bằng laser sau: laser argon, laser diode hay laser YAG.
Phương pháp điều trị bằng laser rất hiệu quả trong điều trị Glocom góc mở(Nguồn internet)
4.4 Điều trị phẫu thuật
Sau khi điều trị bằng thuốc và laser mà tình trạng nhãn áp của bệnh nhân không được cải thiện. Cần thực hiện phẫu thuật lỗ rò, cắt củng mạc sâu không xuyên thủng hoặc đặt van dẫn lưu tiền phòng cho các bệnh nhân.
4.5 Điều trị phối hợp
Điều trị các bệnh đang kèm theo cho bệnh nhân. Kết hợp nâng cao thể lực, bổ sung các chất dinh dưỡng cho mắt, dùng các thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn nuôi dưỡng các thị thần kinh như ginkgo biloba, cavinton, duxil….
Glocom góc mở là bệnh có thể gây nên mù lòa và không hồi phục. Cách phát hiện bệnh sớm nhất đó là khám mắt định kỳ để được phát hiện và điều trị từ sớm là biện pháp hiệu quả nhất.
5. Phòng ngừa tốt bệnh Glocom góc mở
Glôcôm góc mở là một bệnh rất nguy hiểm gây mù lòa không có khả năng điều trị hồi phục. Tuy nhiên có thể phòng ngừa mù lòa do bệnh glôcôm gây nên bằng cách khám thường xuyên để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị kịp thời cho những đối tượng nguy cơ cao và theo dõi, quản lý người bệnh lâu dài theo quy trình để kiểm soát được diễn biến của người bệnh.
Khám mắt thường xuyên là biện pháp phòng ngừa tốt nhất bệnh Glocom góc mở(Nguồn internet)
Bệnh Glôcôm góc mở là một bệnh về mắt nguy hiểm và tiến triển âm thầm, người bệnh có thể bị mất đi thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cách tốt nhất có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm là khám mắt theo định kỳ hoặc khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, đặc biệt các đối tượng có những yếu tố nguy cơ cao nêu trên. Hy vọng những thông tin bài viết của Paris Miki sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho mọi người