Đau mắt đỏ sau sinh và cách xử lý
Đau mắt đỏ là một tình trạng viêm kết mạc, thường gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh, nhất là những chị em sau sinh đang cho con bú. Vậy đau mắt đỏ sau sinh phải làm thế nào? Hãy cùng với Paris Miki tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Đau mắt đỏ sau sinh là gì?
Đau mắt đỏ là một tình trạng nhiễm trùng mắt hay gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đau mắt đỏ dễ mắc và dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Nó gây không ít khó khăn cho người bị trong giao tiếp và sinh hoạt, đặc biệt là với những mẹ bỉm sữa đang cho con bú. Bởi, nếu mẹ không cẩn thận thì có thể lây bệnh sang cho con bất cứ lúc nào.
Đau mắt đỏ sau sinh thường hay gặp ở bà mẹ cho con bú ( Nguồn internet)
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau mắt đỏ sau sinh
Hầu hết, triệu chứng đau mắt đỏ sau khi sinh thường hay xảy ra nhiều ở những mẹ trải qua giai đoạn vượt cạn bằng phương pháp sinh thường, còn đối với những người mẹ sinh mổ thì tương đối ít. Nguyên nhân của triệu chứng đỏ mắt này đó là do:
Khi sinh thường, người mẹ sẽ phải rặn một lực rất mạnh nhằm đẩy em bé ra bên ngoài tử cung. Quá trình rặn đẻ tạo ra một lực tác động rất lớn đến hệ thống các mao mạch máu ở mắt. Khi lực tác động này đạt đến ngưỡng cực đỉnh sẽ làm phá vỡ những mao mạch máu, dẫn đến tình trạng xuất huyết khiến cho mắt bị đỏ. Vì lúc này, máu sẽ tụ lại ở phía trên phần kết mạc của nhãn cầu.
Ngoài ra, với những bà mẹ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm trong việc hít thở cũng như rặn đẻ đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ rất dễ mắc phải tình trạng này hơn.
Những mẹ sinh thường sẽ có nguy cơ đau mắt đỏ cao hơn sinh mổ ( Nguồn internet)
3. Làm sao để hết đỏ mắt sau sinh?
Cần vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý một cách thường xuyên và đầy đủ, nên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn hoặc dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn trước và sau khi chạm vào mắt của mình, luôn mang khẩu trang khi tiếp xúc người khác, đặc biệt là khi chăm sóc em bé bởi siêu vi gây bệnh sẽ có thể lây qua nước bọt, nước mũi.
Trong quá trình mắc bệnh, tốt nhất mẹ nên hạn chế sờ và chạm vào các vật dụng chung trong nhà như nắm cửa, chìa khóa, điện thoại. Đặc biệt, với các đồ dùng của bé, các mẹ nên nhờ chồng hoặc người thân không mắc bệnh trong nhà làm vệ sinh để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Những thành viên trong nhà nếu chưa mắc bệnh cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý ít nhất 3 lần/ngày và cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh.=
Ngoài ra, mẹ bỉm sữa mắc bệnh đau mắt đỏ cũng cần đến các bệnh viện hoặc phòng khám gần nhà để được bác sĩ tư vấn thuốc điều trị, giúp bệnh mau khỏi và sẽ không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tuyệt đối tránh không được tự ý mua thuốc về dùng. Thông thường nếu điều trị đúng cách và kiên trì thì bệnh sẽ khỏi sau 3 đến 5 ngày.
Thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý ( Nguồn internet)
Ngoài việc phải thường xuyên vệ sinh mắt để điều trị đau mắt đỏ, các mẹ nên đeo kính nếu đã có dấu hiệu đau mắt để hạn chế lây lan cũng như đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Nếu bạn muốn tìm một địa điểm hợp lý để mua cho mình một cặp kính uy tín và chất lượng thì hãy nhấn vào https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm hiểu thêm và lựa chọn cho riêng mình một cặp kính phù hợp với bạn nhất nhé.
4. Phòng ngừa mắt đỏ sau sinh cho mẹ
Việc phòng ngừa được vấn đề đau mắt đỏ sau khi sinh chỉ có thể thực hiện khi mẹ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang chuẩn bị cho kế hoạch mang thai. Để bảo vệ tốt sức khỏe đôi mắt cho mẹ sau khi vượt cạn, phòng ngừa trước những biến chứng xảy ra, có một vài phương pháp sau đây mà mẹ có thể áp dụng như là:
4.1 Tích cực tham gia các lớp học tiền sản
Đây là lớp học mà không chỉ những người mẹ đang mang thai mà những chị em đang có kế hoạch mang thai đều hết sức lưu tâm. Bởi vì, các mẹ sẽ học được vô vàn những kiến thức thai sản rất thiết thực tại đây mà đôi khi trên sách vở hay mạng internet đều khó có thể tìm thấy.
Đặc biệt, để phòng ngừa những nguy cơ vỡ mạch máu khi rặn đẻ làm xuất hiện tình trạng đỏ mắt sau sinh thì các mẹ nên học thật kỹ cách điều chỉnh nhịp thở cũng như cách rặn đẻ đúng.
Mẹ nên tham gia vào các lớp học tiền sản để trang bị những kiến thức tốt nhất ( Nguồn internet)
4.2 Khám võng mạc thai nghén
Đứng trước những hệ lụy nguy hiểm nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến mắt sau sinh thì việc thăm khám võng mạc thai nghén là phương pháp tầm tiềm soát rất hiệu quả mà mẹ không được bỏ qua. Đặc biệt là với những mẹ bầu mắc phải tật khúc xạ ở mắt hay mắc phải các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, hay từng bị chấn thương ở mắt thì có nguy cơ bong võng mạc cao gấp 4 lần so với những mẹ bầu thông thường.
Mẹ bầu cần khám võng mạc thai nghén định kỳ ( Nguồn internet)
4.3 Hạn chế tránh để mắt hoạt động quá căng thẳng
Mẹ nên hạn chế việc để đôi mắt hoạt động quá nhiều, điển hình như ngồi quá nhiều giờ trước màn hình của máy tính, đọc sách ở trong môi trường thiếu ánh sáng,… Nếu như, tính chất công việc yêu cầu mẹ phải tiếp xúc nhiều với máy tính thì hãy cố gắng tạo ra cho mình một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi.
Mẹ bầu cần hạn chế xem thiết bị điện tử để tránh những nguy cơ đau mắt đỏ ( Nguồn internet)
Trên đây là một số thông tin của Paris Miki về đau mắt đỏ sau sinh và cách xử lý. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các mẹ nắm bắt được phần nào những lưu ý khi chăm sóc con nhỏ trong tình trạng mình bị đau mắt đỏ. Vì sức khỏe của bản thân mình và sức khỏe của trẻ, các mẹ hãy luôn cẩn thận và tìm hiểu những kiến thức khoa học khi nuôi con nhé.