Đau mắt đỏ mẹ bầu khi mang thai, cách xử lý hiệu quả vấn đề này
Mang thai là khoảng thời gian mà sức đề kháng suy yếu và không được sử dụng thuốc nhiều nên mẹ bầu thường có nguy cơ bị đau mắt đỏ cao hơn. Theo nhiều tài liệu đã nghiên cứu, tình trạng đau mắt đỏ ở bà bầu không quá khác biệt so với đau mắt đỏ ở những người bình thường. Tình trạng viêm thường tồn tại trong khoảng 1 tuần và sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó chịu cho các mẹ đang mang bầu. Sau đây các bạn hãy cùng Paris Miki tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ của mẹ và cách phòng tránh hiệu quả nhé !
1. Bệnh đau mắt đỏ khi mang thai là gì?
Đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai là bệnh do virus nhóm Adeno gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay là giới tính. Đặc biệt, do có thể lây lan qua con đường hô hấp, tiếp xúc nên rất dễ phát triển thành dịch trên một phạm vi lớn.
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đau mắt đỏ do trong quá trình mang thai, nội tiết tố nữ sẽ thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ cũng sẽ yếu hơn nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây ra bệnh đau mắt đó.
Các mẹ khi mang thai có nguy cơ bị đau mắt đỏ ( Nguồn internet)
2. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai là gì?
2.1 Do nhiễm virus
Thông thường, vi rút gây ra phản ứng viêm ở phần kết mạc sẽ ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng một lúc và dẫn đến một số triệu chứng như sau:
- Gây ra đỏ và ngứa mắt
- Mắt rất đỏ nhưng không có dịch chảy ra hay chỉ chảy một ít dịch
- Ghèn sẽ kết vảy khi vừa ngủ dậy
2.2 Do nhiễm khuẩn
Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn xảy ra khi đeo các loại kính áp tròng không đúng cách hoặc chạm tay vào mắt sau khi tiếp xúc với những vi khuẩn như: Staphylococcus, Haemophilus và Influenzae.
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau mắt đỏ ( Nguồn internet)
2.3 Do vấn đề dị ứng
Những tình trạng bị dị ứng như dị ứng theo mùa, dị ứng với bụi, nấm mốc hay lông thú cưng có thể gây ra viêm mắt và đỏ mắt. Tuy nhiên, triệu chứng do dị ứng gây ra thường không quá là nghiêm trọng, mắt có thể cảm thấy hơi ngứa, cộm xốn hoặc chảy nước mắt nhẹ trong một thời gian ngắn.
2.4 Do môi trường
Môi trường cũng có thể trở thành nguồn gốc gây ra bệnh đau mắt đỏ khi mang thai. Bởi vì gió và cát khi tiếp xúc với mắt có thể dẫn đến phản ứng viêm hoặc gây tổn thương mắt, từ đó khiến mắt mẹ bầu bị viêm kết mạc.
Ngoài ra, khi mẹ bầu dụi mắt hoặc va chạm mạnh tại mắt có thể gây chấn thương, trầy xước hay viêm mắt. Đây cũng là cơ hội để các vi khuẩn, virus xâm nhập và làm nhiễm trùng ở mắt.
Mẹ bầu khi làm việc nhiều trên màn hình máy tính thường có nguy cơ cao ( Nguồn internet)
3. Cách chữa đau mắt đỏ ở các mẹ bầu
Dù không quá nguy hiểm nhưng đau mắt đỏ sẽ khiến mẹ vô cùng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày nên cần phải được chữa trị kịp thời nếu phát hiện bị bệnh.
Tùy vào nguyên nhân gây nên bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau:
Đau mắt đỏ nguyên nhân do virus
Thường thì bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày. Người bệnh có thể chườm lạnh để làm giảm phù nề, nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo thường xuyên để làm sạch và bảo vệ cho mắt.
Mẹ nên chườm lạnh để hạn chế và làm giảm đau ( Nguồn internet)
Để phòng tránh hiệu quả những vấn đề đau mắt đỏ cho mẹ khi mang thai. Ngoài những biện pháp bảo vệ mắt và chế độ ăn uống hợp lý. Mẹ nên tăng cường bảo vệ mắt trước những tác nhân gây hại của môi trường.Nếu bạn muốn tìm một địa điểm hợp lý để mua cho mình một cặp kính uy tín và chất lượng thì hãy nhấn vào https://www.paris-miki.vn/gong-kinh để tìm hiểu thêm và lựa chọn cho riêng mình một cặp kính phù hợp với bạn nhất nhé.
Do vi khuẩn
Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc điều trị bằng một vài loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc mỡ tra mắt dành cho các mẹ bầu.
Đau mắt đỏ có nguyên nhân do dị ứng
Trước tiên hãy tránh xa nguồn gây dị ứng và đến gặp các bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một toa thuốc giảm dị ứng và nước mắt nhân tạo để có thể giảm cảm giác ngứa và khó chịu ở mắt.
Tốt nhất, khi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ làm vài ngày để tránh nguy cơ lây bệnh. Nên đeo kính để không làm lây lan cho những người xung quanh. Với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc cần hết sức cẩn trọng. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống mà hãy đi khám và nghe theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Mẹ có thể rửa mắt bằng dung dịch nước muối tỉ lệ 0,9%. Tuy nhiên, cần đảm bảo tay được vệ sinh một cách sạch sẽ và không nên dụi lên mắt vì có thể sẽ lây nhiễm vi khuẩn và cọ xát gây ra tổn thương mắt.
Một số loại nhỏ mắt trong điều trị đau mắt đỏ cho mẹ bầu ( Nguồn internet)
4. Mẹ bầu nên làm gì để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau mắt đỏ là luôn giữ vệ sinh tay và không chạm tay vào mắt khi chưa rửa tay bằng xà phòng, vì bụi bẩn và vi khuẩn dính trên tay có thể gây ra viêm nhiễm cho mắt. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thực hiện một số biện pháp như sau để phòng ngừa đau mắt đỏ như:
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với những người khác như khăn tắm, ga, giường
- Đeo kính mát khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường có bụi bẩn
- Sử dụng kính áp tròng đúng như theo hướng dẫn
- Thường xuyên rửa mắt bằng nước sạch và phải lau khô bằng khăn mềm, sạch.
Một số trường hợp đau mắt đỏ có thể lây lan nhanh nên mẹ bầu hãy hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm tăng cường sức khỏe và miễn dịch cho mắt ( Nguồn internet)
Đau mắt đỏ khi mang thai thường mang đến khá nhiều phiền toái cho mẹ bầu nhưng hầu như không nghiêm trọng và sẽ cải thiện tốt khi được điều trị. Hi vọng bài viết của Paris Miki sẽ giúp các mẹ hiểu hơn và bớt lo lắng, an tâm điều trị khi mắc bệnh để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.